Kinh nghiệm Mức hưởng chế độ dưỡng sức 2020 được quy định như thế...

Mức hưởng chế độ dưỡng sức 2020 được quy định như thế nào?

190

Khi bị bệnh, mặc dù đã chữa khỏi, nhưng người lao động vẫn cần phải nghỉ dưỡn sức. Trong thời gian người lao động nghỉ dưỡng sức, sẽ có mức hưởng dưỡng sức. Người lao động cần phải nắm được rõ về mức hưởng chế độ dưỡng sức 2020 để đảm bảo được quyền lợi của mình.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức 2020 được quy định như thế nào?

Người lao động được nghỉ dưỡng sức trong thời gian bao lâu?

Đối với thời gian để người lao động nghỉ dưỡng sức đã được quy định rõ ở trong Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Cụ thể như sau:

Đối với những đối tượng người lao động đã nghỉ việc, được hưởng chế độ ốm đau theo Luật pháp đủ 1 năm nghỉ. Trong khoàn thời gian 30 ngày trở lại làm việc sau thời gian nghỉ ốm, nếu cảm thấy sức khỏe của mình chưa hoàn toàn hồi phục. Người lao động có thể được nghỉ dưỡng sức sau ốm. Thông thường, người lao động có thể sẽ được nghỉ dưỡng sức từ 5 đến 10 ngày, tùy từng trường hợp của người lao động. Cụ thể như sau:

  • Những người lao động mới phải nghỉ việc để chữa trị bệnh nặng. Những căn bệnh cần phải chữa trị dài ngày. Những đối tượng người lao động này sẽ có mức hưởng dưỡng sức tối đa 10 ngày.
  • Đối với những người lao động phải nghỉ làm để thực hiện các ca phẫu thuật chữa bệnh. Những đối tượng này sẽ được nghỉ dưỡng sức tối đa 7 ngày.
  • Đối với những người lao động có trường hợp nghỉ ốm khác và cần phải nghỉ dưỡng. Những người lao động này sẽ được nghỉ tối đa 5 ngày.

Lưu ý:

  • Khoảng thời gian mà người lao động nghỉ dưỡng sức đã bao gồm cả ngày nghỉ trong tuần. Bao gồm các các ngày lễ, tết trong năm.
  • Đối với những đối tượng người lao động nghỉ dưỡng sức từ năm trước qua năm sau. Như vậy, thời gian nghỉ của người này vẫn sẽ được tính qua năm trước.

Ví dụ: Anh A xin nghỉ dưỡng sức từ ngày 27/12/2019 cho đến ngày 02/01/2020. Như  vậy, khoảng thời gian xin nghỉ dưỡng sức của anh A vẫn sẽ được tính vào của năm 2019.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức của năm 2020 cho người lao động

Ở trong Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng đã quy định rõ ràng về mức hưởng chế độ dưỡng sức cho người lao động. Cụ thể như sau:

  • Khi người lao động đang trong tình trạng phục hồi sức khỏe sau ốm đau. Mức hưởng trợ cấp bằng 30% mức lương cơ sở mỗi ngày.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức của người lao động được tính như sau:

  • Tính mức hưởng của người lao động từ ngày 01/01/2020, khi mức lương cơ sở bằng 1.490.000 đồng/tháng. Như vậy, mức hưởng của người lao động: 30% x 1.490.000 đồng = 447.000 đồng.
  • Tính mức hưởng của người lao động từ ngày 01/07/2020, khi mức lương cơ sở tăng lên đến 1.600.000 đồng/tháng. Như vậy, mức hưởng của người lao động: 30% x 1.600.000 đồng = 480.000 đồng.

Khi nào người lao động sẽ được hưởng chế độ dưỡng sức

Mức hưởng chế độ dưỡng sức 2020 được quy định như thế nào?

Để hưởng chế độ dưỡng sức 2020, người lao động cần phải đăng ký danh sách và nộp lên cơ quan Bảo hiểm, nơi mình tham gia. Ở trong Điểm 2.4 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH có ghi rằng. Cơ quan Bảo hiểm sẽ giải quyết các trường hợp hưởng chế độ ốm đau và dưỡng sức cho người lao động bằng danh sách giải quyết các trường hợp. Đối với danh sách đăng ký này, người lao động sẽ lấy từ đơn vị nơi mình làm việc.

Khi xem xét về tình hình của người lao động, nếu nhận thấy người lao động có đủ điều kiện để hưởng trợ cấp của Bảo hiểm. Người sử dụng lao động cần phải tiến hành lập danh sách của người lao động hưởng chế độ dưỡng sức để nộp lên cơ quan Bảo hiểm. Điều này đã được quy định ở trong iều 103 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.

Sau khi đã nhận được danh sách và hồ sơ từ người sử dụng lao động. Trong vòng khoản thời gian 10 này. Cơ quan Bảo hiểm sẽ xem xét những đối tượng người lao động này. Nếu đủ điều kiện hưởng trợ cấp sẽ tiến hành chi trả trợ cấp cho người lao động. Cơ quan Bảo hiểm sẽ chuyển tiền trợ cấp đến người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải chi trả tiền đến người lao động.

Xem thêm:

Soạn thảo hợp đồng lao động: Các lỗi thường gặp mà kế toán cần tránh

Quyết toán Thuế TNDN: Kinh nghiệm dành cho công ty sản xuất

Đóng dấu giáp lai hợp đồng: Hướng dẫn đóng dấu nhanh và chuẩn nhất