Kinh nghiệm Hướng dẫn tính Thuế giá trị gia tăng cho kế toán viên

Hướng dẫn tính Thuế giá trị gia tăng cho kế toán viên

336

Bất cứ doanh nghiệp nào thuộc diện phải chịu Thuế giá trị gia tăng đều phải biết cách tính Thuế. Đặc biệt đối với Kế toán thuế, cần phải biết cách tính Thuế giá trị gia tăng theo hai phương pháp: Phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.

Hướng dẫn tính Thuế giá trị gia tăng cho kế toán viên

Hướng dẫn tính Thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

Những đối tượng áp dụng tính Thuế theo phương pháp khấu trừ

Tính Thuế giá trị gia tăng dựa trên phương pháp khấu trừ được quy định cho những doanh nghiệp đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ kế toán và hóa đơn. Được quy định trong Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC. Cụ thể như sau:

Trường hợp 1. Những doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh sẽ tính Thuế GTGT dựa trên phương pháp khấu trừ. Khi những doanh nghiệp này đảm bảo đáp ứng được những điều kiện như sau:

  • Doanh nghiệp kinh doanh, buôn bán hàng hóa và dịch vụ. Doanh thu của doanh nghiệp đạt từ 1 tỷ đồng trở lên hàng năm.
  • Doanh nghiệp này đã thực hiện được đầy đủ chế độ về kế toán, hóa đơn và chứng từ theo quy định của Pháp luật.

Trường hợp 2. Những cơ sở đăng ký kinh doanh tự nguyện áp dụng phương pháp

Những cơ sở đăng ký kinh doanh tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ đã được quy định trong Khoản 3 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC. Bao gồm:

  • Những đối tượng doanh nghiệp, đối tượng hợp tác xã thực hiện việc buôn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp này đã thực hiện đầy đủ chế độ về kế toán, hóa đơn, chứng từ theo đúng quy định của pháp luật.
  • Những doanh nghiệp nằm ở trong diện mới thành lập từ những dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh. Những cơ sở kinh doanh đó đang hoạt động và đang nộp Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
  • Những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân người nước ngoài nhưng thực hiện kinh doanh tại Việt Nam. Những đối tượng này kinh doanh theo hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ.
  • Những tổ chức có thể hạch toán Thuế GTGT đầu vào và đầu ra. Trong đó không bao gồm có doanh nghiệp và hợp tác xã.

Và thêm một số những trường hợp khác.

Hướng dẫn xác  định Thuế GTGT phải nộp

Hướng dẫn tính Thuế giá trị gia tăng cho kế toán viên

Xác định mức Thuế GTGT  cần phải nộp dựa trên công thức sau:

Thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

  • Thuế GTGT đầu vào tương ứng với số Thuế GTGT được ghi ở trên các hóa đơn, chứng từ khi mua vào hàng hóa, dịch vụ phải chịu Thuế.
  • Thuế GTGT đầu ra tương ứng với số Thuế GTGT được ghi trên các hóa đơn chứng từ khi bán hàng hóa, dịch vụ. Thuế GTGT đầu ra được tính dựa trên công thức như sau:

Thuế GTGT = Giá tính Thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải chịu Thuế  x Thuế suất của hàng hóa, dịch vụ bán ra.

Hướng dẫn tính Thuế giá trị gia tăng trên phương pháp tính trực tiếp

Đối tượng áp dụng tính Thuế

Đối tượng áp dụng phương pháp tính Thuế trực tiếp, bao gồm:

  • Những cá nhân, hộ kinh doanh
  • Các doanh nghiệp có mức doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng
  • Những doanh nghiệp, hợp tác xác mới thành lập.
  • Những tổ chức, cá nhân người nước ngoài tiến hành kinh doanh tại Việt Nam. Nhưng những tổ chức này lại không thực hiện Luật Đầu tư. Hoặc không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo đúng yêu cầu của pháp luật quy định.
  • Những tổ chức không phải là doanh nghiệp và hợp tác xã.

Hướng dẫn xác định số Thuế GTGT phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Danh thu

Trong đó:

  • Tỷ lệ % để tính Thuế GTGT doanh thu sẽ được xác định như sau:

+ Tính 1% đối với phân phối và cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

+ Tính 5% đối với xây dựng và không bao thầu nguyên liệu.

+ Tính 3% đối với sản xuất hàng hóa, dịch vụ, xây dựng và có bao thầu  nguyên liệu.

+ Tính 2% đối với các hoạt động kinh doanh khác.

  • Doanh thu để tính thuế GTGT bao gồm những mức doanh thu được ghi ở trên hóa đơn GTGT. Với các hoạt động buôn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp phải chịu Thuế GTGT.

Xem thêm: 

Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Những thông tin quan trọng cần biết

Gian lận Bảo hiểm y tế bị xử phạt thế nào?

Tải về mẫu bảng kê CTT25/AC: Báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ Thuế TNCN