Kinh nghiệm Hướng dẫn tính thuế theo lũy tiến từng phần và biểu thuế...

Hướng dẫn tính thuế theo lũy tiến từng phần và biểu thuế toàn phần

2569

Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều áp dụng hệ thống biểu thuế lũy tiến, để tài trợ cho chính phủ trong các khoản chi tiêu. Phương pháp này giúp nhà nước có thể quản lý và theo dõi được thu nhập bình quân của người dân. Qua đó đánh giá được mức sống hàng tháng của người lao động. Vậy biểu thuế lũy tiến là gì? Cách tính thuế theo lũy tiến từng phần và biểu thuế toàn phần như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé.

tính thuế theo lũy tiến từng phần

1. Biểu thuế lũy tiến là gì?

Biểu thuế lũy tiến (Progressive Taxation) được hiểu là cơ cấu đánh thuế theo tỷ lệ tăng dần ở cá nhân; khi mức thu nhập cá nhân tăng.

Theo các chuyên gia kinh tế phân tích, với cách đánh thuế này; người đóng thuế sẽ chuyển từ nhóm thấp sang nhóm mức thuế cao hơn khi thuế suất cận biên tăng lên.

Được biết, cách đánh thuế lũy tiến chỉ được đánh cho người lao động; có hợp đồng lao động với người sử dụng lao động từ 3 tháng trở lên. Biểu thuế lũy tiến được chia làm 2 loại: thuế lũy tiến từng phần và biểu toàn phần.

2. Phân biệt và cách tính thuế lũy tiến từng phần và biểu thuế toàn phần

Có lẽ nhiều kế toán vẫn còn khá mơ hồ về phương pháp tính thuế này. Để hiểu rõ hơn về thuế suất lũy tiến từng phần và thuế lũy tiến toàn phần (hay biểu thuế toàn phần), hãy tham khảo thông tin sau đây.

2.1. Thuế suất lũy tiến từng phần

Thuế suất lũy tiến từng phần được hiểu là biểu thuế tính theo nhiều bậc. Mỗi bậc sẽ quy định một mức thuế tương ứng với bậc đó. Đồng thời, thuế suất cũng sẽ tăng theo từng bậc thuế.

Các bạn có thể hiểu đơn giản rằng: thuế sẽ được tính từng phần theo các bậc thuế, mức thuế suất cũng tương ứng với từng bậc. Theo đó, số thuế người đóng cần phải thực hiện là tổng số thuế tính cho từng bậc.

Ví dụ: Sau đây, mình sẽ áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần trực tiếp cho thu nhập từ kinh doanh; từ tiền lương, tiền công; áp dụng theo quy định tại Luật thuế dựa trên thu nhập cá nhân.

Gia đình chị Hoa kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà, với thu nhập 28 triệu đồng/tháng. Tiến hành tính thuế thu nhập từ cho thuê nhà 28 triệu đồng, ta dùng bậc thuế lũy tiến từng phần từ 18 – 32 triệu đồng, thuế suất 20%. Nhưng chú ý, các bậc thuế suất ở bậc trước sẽ thấp hơn bậc sau nên sẽ khác nhau:

  • Tính thuế bậc 1: 5 triệu, thuế suất 5% => Thuế bắt buộc phải nộp là 0.250 triệu đồng.
  • Tính thuế bậc 2: Trên 5 đến dưới 10 triệu đồng, thuế suất 10% => Thuế phải nộp là 0.500 triệu đồng. Do trừ đi 5 triệu đồng đã nộp ở bậc 1, nên còn 5 triệu đồng x 10%. Tính tương tự với các bậc còn lại.

Kết quả hình ảnh cho tính thuế thu nhập

2.2. Biểu thuế toàn phần (thuế suất lũy tiến toàn phần)

Biểu thuế toàn phần cũng giống như thuế lũy tiến từng phần; biểu thuế cũng được tính gồm nhiều bậc. Mức thuế suất cũng ứng với mỗi bậc, thuế suất sẽ tăng dần lên khi cơ sở tính thuế cũng tăng.

Sự khác nhau giữa biểu thuế toàn phần và thuế lũy tiến từng phần là: Số thuế mà người đóng thuế phải đóng được tính bằng cách lấy toàn bộ cơ sở quy định thuế áp dụng với mức thuế suất tương ứng.

Trong hai hệ thống tính thuế suất thì thuế suất lũy tiến toàn phần có cách tính đơn giản hơn.

Thuế suất lũy tiến toàn phần = tổng thu nhập thuế  X  một số thuế suất thống nhất

Ví dụ: Tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn là 30 triệu đống, mức thuế suất phải nộp là 20%. => Tiền thuế phải nộp là 6 triệu đồng. Còn nếu áp dụng thuế lũy tiến từng phần thì phải lấy tổng (x) với số thuế suất ở mỗi bậc; và ở mỗi bậc lại cho ra những kết quả khác nhau. Như vậy, cách tính có phần phức tạp hơn.

Cách tính thuế suất bằng biểu thuế lũy tiến chắc hẳn vẫn còn lạ lẫm với nhiều kế toán. Nhưng nó đang được áp dụng ngày càng phổ biến hơn ở các nước phát triển. Kế toán cũng như những cá nhân nộp thuế hãy tìm hiểu nhiều hơn về nội dung này. Trên đây, mình đã khái quát thông tin cơ bản về biểu thuế lũy tiến; cách phân biệt và cách tính thuế suất theo lũy tiến từng phần và biểu thuế toàn phần. Hy vọng thông tin hữu ích cho các bạn.

Xem thêm:

Những khoản chi phí cần đặc biệt lưu ý khi quyết toán thuế

Hướng dẫn kê khai và quyết toán thuế với cá nhân chưa có mã số thuế

Chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời trong kế toán là gì?