Kế hoạch và Báo cáo Báo cáo tài chính Cách phân biệt Báo cáo tài chính Thuế và Báo cáo tài...

Cách phân biệt Báo cáo tài chính Thuế và Báo cáo tài chính Vay vốn ngân hàng

1857

Có quá nhiều các loại Báo cáo nên đôi khi kế toán viên sẽ bị nhầm lẫn. Đặc biệt là giữa Báo cáo tài chính Thuế và Báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng. Vậy thì kế toán đã biết cách phân biệt Báo cáo tài chính hay chưa?

Cách phân biệt Báo cáo tài chính Thuế và Vay vốn ngân hàng

Điểm giống nhau giữa Báo cáo tài chính Thuế và BCTC Vay vốn ngân hàng

Đầu tiên, để có thể phân biên được giữa hai loại Báo cáo tài chính này thì kế toán viên cần phải biết điểm giống giữa hai loại BCTC. Giữa hai loại Báo cáo tài chính này thì sẽ có những điểm giống nhau như sau:

  • Khi lập hai loại BCTC Thuế và BCTC Vay vốn ngân hàng kế toán viên đều phải cân đối các chỉ tiêu theo yêu cầu. Bên cạnh đó thì kế toán viên còn cần phải làm BCTC dựa trên những nguyên tắc nhất định đã được đặt ra.
  • Nội dung giữa hai loại BCTC đó chính là đều phản ánh được nguồn vốn. Cộng thêm tài sản của doanh nghiệp luôn bằng với nhau.
  • Chỉ tiêu trong BCTC Thuế và BCTC vay vốn ngân hàng đều có chỉ tiêu số dư trên tài khoản cuối kì là bằng nhau.
  • Giữa hai loại BCTC đều phải đủ các bộ như sau: Cân đối tài khoản, kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, quá trình lưu chuyển tiền tệ.

Những điểm trên đều có trong cả BCTC Thuế và BCTC Vay vốn ngân hàng

Cách phân biệt Báo cáo tài chính là tìm điểm khác nhau giữa hai mẫu BCTC

Điểm khác nhau sẽ là căn cứ chủ yếu để bạn có thể dễ dàng phân biệt được hai loại BCTC này. Mỗi loại BCTC sẽ có những đặc điểm riêng biệt để kế toán viên có thể dựa vào đó phân biệt.

Báo cáo tài chính Thuế doanh nghiệp

Dựa vào một số những đặc điểm dưới đây để có thể nhận dạng ra Báo cáo tài chính Thuế trong các doanh nghiệp.

  • Doanh thu: Doanh thu trong BCTC Thuế sẽ thể hiện khớp so với doanh thu trong Báo cáo Thuế
  • Lợi nhuận: Lợi nhuận ở trong BCTC Thuế sẽ thể hiện lỗ hoặc lãi. Đối với cách tính lợi nhuận thì sẽ dựa trên tính chất của doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có thể dựa trên yếu tố nắm thành lập của doanh nghiệp.
  • Thuế TNDN: Trong trường hợp công ty kinh doanh thua lỗ thì sẽ không có mục thu nhập doanh nghiệp.
  • Công nợ phải thu của khách hàng: Luôn thể hiện đúng số công nợ phải thu của khách hàng
  • Công nợ phải trả của nhà cung cấp: Trong BCTC Thuế sẽ phản ánh rõ về công nợ phải trả trên thực tế.
  • Hàng tồn: Phản ánh rõ về thực trạng hàng tồn kho
  • Tiền mặt: Tiền được ghi trong BCTC Thuế cần phải khớp với sổ sách kế toán
  • Số lần lập BCTC: Mỗi năm một lần
  • BCTC: Cân đối kế toán, kết quả kinh doanh. Lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh Báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính Vay vốn ngân hàng

Cách phân biệt Báo cáo tài chính Thuế và Vay vốn ngân hàng

Những đặc điểm của BCTC Vay vốn ngân hàng như sau:

  • Doanh thu: Phản ánh đúng thực tế doanh thu của nội bộ doanh nghiệp
  • Lợi nhuận: Lợi nhuận luôn luôn phải lãi trên 10% hoặc là 15% so với doanh thu thực tế
  • Thuế TNDN: Vì doanh nghiệp bắt buộc phải có lợi nhuận nên phải có Thuế TNDN
  • Công nợ phải thu của khách hàng: Đối với BCTC Vay vốn ngân hàng thì số công nợ phải thu sẽ gấp đôi công nợ phải trả
  • Công nợ phải trả của nhà cung cấp: Số công nợ phải trả cho nhà cung cấp phải luôn thấp hơn công nợ phải thu của khách hàng
  • Hàng tồn kho DN: Có chứa nội dung hàng tồn kho, tuy nhiên thì số lượng hàng tồn kho không được quá lớn. Cụ thể là số hàng tồn chỉ bằng ½ so với khoản công nợ phải thu của khách hàng
  • Tiền mặt: Số tiền mặt trên BCTC Vay vốn ngân hàng phải phản ánh là ít thì mới có thể được vay vốn ngân hàng
  • Số lần lập BCTC: Khi nào doanh nghiệp phát sinh vay vốn thì kế toán viên sẽ phải lập BCTC.
  • BCTC: Cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ

Xem thêm:

Quỹ tiền mặt bị âm và cách xử lý nhanh cho kế toán viên

Kế toán đã biết về việc hủy hóa đơn giá trị gia tăng hay chưa?

Mới làm kế toán cần bỏ túi ngay những bí quyết này