Kế Toán Thuế Lưu ý về kế toán thuế Những lưu ý quan trọng về các khoản thu hộ, chi hộ...

Những lưu ý quan trọng về các khoản thu hộ, chi hộ kế toán nên nằm lòng

2474

Doanh nghiệp có thể phát sinh rất nhiều các khoản thu hộ, chi hộ. Các khoản thu, chi hộ này có ý nghĩa rất quan trọng trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều kế toán vẫn thắc mắc những vấn đề xoay quanh các khoản thu, chi này.

Các thắc mắc phổ biến là doanh nghiệp có phải xuất hóa đơn không? Doanh nghiệp có phải kê khai thuế không? Kế toán hạch toán các khoản chi hộ, thu hộ như thế nào? Hãy cùng Ketoan.vn tìm hiểu tại bài viết sau nhé.

See the source image

Thu hộ, chi hộ là gì?

Thu hộ, chi hộ là những khoản thu hộ, chi hộ được ủy quyền từ các tổ chức, cá nhân có ủy quyền. Những khoản này phải được ủy quyền cụ thể bằng văn bản.

Có nhiều trường hợp thu hộ, chi hộ . Các khoản thu hộ, chi hộ có thể phát sinh từ việc nộp thay tiền phí bảo hiểm, tiền điện, nước, cước điện thoại,… Nhìn chung, có thể chia thành hai loại thu, chi hộ:

– Những khoản thu, chi hộ mà bên được ủy quyền đứng tên trên hóa đơn, chứng từ mua bán.

– Những khoản thu hộ, chi hộ mà bên ủy quyền đứng tên trên hóa đơn chứng từ mua bán.

Thu hộ, chi hộ có phải xuất hóa đơn, kê khai thuế không?

Căn cứ pháp lý

Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định như sau:
“Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”

Khoản 7, Điều 5, Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:

“Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng”.

Khi doanh nghiệp thu hộ tổ chức, cá nhân

Doanh nghiệp phải lập hoá đơn giá trị gia tăng, chứng từ thu tiền theo quy định. Tuy nhiên vì các khoản thu hộ này không liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp nên không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng.

Doanh nghiệp lập biên bản bàn giao các khoản đã thu hộ kèm theo bảng kê các hoá đơn giá trị gia tăng, chứng từ thu tiền bản gốc. Sau đó doanh nghiệp giao cho bên nhờ thu hộ theo hợp đồng.

Khi doanh nghiệp chi hộ tổ chức, cá nhân

Doanh nghiệp nhận hóa đơn của người bán, kèm theo chứng từ thu tiền, chứng từ ngân hàng (nếu có). Bên doanh nghiệp chi hộ không xuất hóa đơn để thu lại khoản chi hộ.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng. Do các khoản chi hộ này không liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.

Theo đó, các khoản chi hộ này:

– Không được kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

– Không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Như vậy, những khoản thu, chi hộ chỉ ảnh hưởng tới quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng mà không ảnh hưởng tới doanh thu, chi phí của bên thu, chi hộ.

Tuy nhiên, nếu hóa đơn mang tên doanh nghiệp chi hộ thì doanh nghiệp chi hộ kê khai thuế đầu vào và xuất hóa đơn đầu ra cho tổ chức, cá nhân nhờ chi hộ.

Hạch toán các khoản thu hộ, chi hộ

các khoản thu hộ chi hộ

Đối với khoản chi hộ

– Khi doanh nghiệp chi hộ khách hàng, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 1388

Có TK 111, 112

– Khi tổ chức, cá nhân thanh toán tiền chi hộ, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 111, 112

Có TK 1388

Đối với khoản thu hộ

– Khi doanh nghiệp thu hộ khách hàng, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 3388

Có TK 111, 112

– Doanh nghiệp trả lại tiền thu hộ, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 111, 112

Có TK 3388

Trên đây là những thông tin cơ bản về kế toán các khoản thu hộ, chi hộ. Kế toán cần chú ý những nghiệp vụ này để chủ động trong công việc của mình. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Hàng bán bị trả lại, kế toán phải hạch toán như thế nào?

Thuế tài nguyên là gì? Ai phải nộp thuế tài nguyên?

Quy định về mức phạt hành vi trốn thuế, gian lận thuế của doanh nghiệp

Các trường hợp doanh nghiệp bị ấn định thuế