Doanh thu Doanh thu bán hàng Tăng doanh thu bán hàng: Giải pháp cho kế toán bán hàng

Tăng doanh thu bán hàng: Giải pháp cho kế toán bán hàng

909

Vị trí kế toán bán hàng sẽ là người phải chịu một phần trách nhiệm về doanh thu của doanh nghiệp. Khi mà doanh thu của công ty đang dậm chân tại chỗ thì chắc chắn là bạn cũng cần phải có giải pháp. Vậy thì làm thế nào để có thể tăng doanh thu bán hàng cho công ty? Hãy theo dõi những giải pháp dưới bài viết này.

Tăng doanh thu bán hàng

Tập trung vào các chiến lược tiếp thị để tăng doanh thu bán hàng

Đầu tiên, bạn cần phải xác định được rằng, nếu muốn tăng doanh thu bán hàng thì cần phải tiếp thị tốt. Chính vì thế mà kế toán viên hãy tập trung vào chiến dịch tiếp thị trước. Hiện nay có rất nhiều các để bạn có thể tiếp thị sản phẩm của mình đến với khách hàng.

Một số những cách thức tiếp thị phổ biến hiện nay như là sử dụng đa kênh. Các công cụ hỗ trợ miễn phí nhưng luôn thắt chặt quản lý như là gửi thư qua điện thoại, Email. Đây là một trong những cách để bạn tiếp cận sản phẩm của mình đến với tay của khách hàng.

Hãy là người chủ động xây dựng nhiệm vụ cụ thể cho các chiến dịch của mình. Có thể là bạn sẽ vạch ra những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ như là ngân sách tiếp thị, đối tượng tiếp thị, kênh truyền thông, phương án marketing cho chiến dịch. Chỉ khi có nhiệm vụ và đối tượng cụ thể thì bạn mới có thể làm tốt công việc của mình.

Hãy là người cho phép các nhân viên bán hàng trong cửa hàng có thể tham gia tiếp thị. Đây cũng là một trong những cách hay mà bạn có thể áp dụng. Vừa có thể tạo nên động lực, vừa đem đến hiệu quả công việc.

Hãy lập nên một hệ thống lưu trữ, tổng hợp báo cáo thành tích tiếp thị của công ty. Thường xuyên theo dõi để rút kinh nghiệm cho những lần tiếp thị sau.

Tập trung chăm sóc khách hàng tiềm năng của công ty

Bạn cần phải nắm được rõ vai trò của khách hàng tiềm năng đối với sự phát triển doanh nghiệp. Khách hàng tiềm năng chính là một trong những nhân tố quan trọng, tác động đến doanh nghiệp. Vậy nên, nếu như bạn muốn tăng doanh thu bán hàng của công ty, hãy tập trung vào khách hàng tiềm năng.

Hãy là người nắm bắt rõ nhất những thông tin, nhu cầu sử dụng các sản phẩm của khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó thì bạn có thể theo dõi thêm nhu cầu của những khách hàng tiềm năng tương lai.

Hãy đẩy mạnh hoạt động xúc tiến bán hàng đối với khách hàng tiềm năng của bạn. Ví dụ như là thường xuyên gửi tin nhắn, email cho khách hàng. Tiến hành lập hệ thống báo cáo tình trạng khách hàng tiềm năng. Xem xét những nhu cầu của khách hàng để theo dõi, cung ứng được nhu cầu của khách hàng.

Tập trung quản lý bán hàng

Tập trung quản lý thông tin về các công ty có hoạt động kinh doanh giống như công ty mình. Thường xuyên cập nhật tình hình kinh doanh của các đố thủ của doanh nghiệp. Hãy phân loại khách hàng một cách khoa học. Bạn có thể tập trung phân loại khách hàng theo nhu cầu, sở thích, theo vùng… để kịp thời chuyển hướng kinh doanh kịp thời và hợp lý.

Nắm giữ được thông tin liên hệ của khách hàng

Trong kinh doanh, việc nắm giữ được thông tin liên hệ là rất quan trọng. Đặc biệt là những thông tin liên hệ cá nhân của người ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Ví dụ như là các vị trí Trưởng phòng hoặc là Giám đốc kinh doanh.

Kế toán bán hàng cần phải tập trung quản lý thông tin liên hệ của khách hàng. Đối với mỗi đơn hàng thì kế toán viên nên xin thông tin liên hệ của của khách. Bởi vì thông tin này sẽ có lợi cho bạn, nếu như có vấn đề trục trặc thì có thể liên hệ để giải quyết. Còn trong những trường hợp bạn muốn truyền thông sản phẩm đến khách hàng. Thì lúc này bạn đã có sẵn số điện thoại liên hệ để gửi tin nhắn cho khách hàng.

Thắt chặt quản lý đơn hàng của doanh nghiệp

Đơn hàng nhiều hay ít sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu của công ty. Muốn tăng doanh thu bán hàng của công ty thì trước tiên kế toán viên cần phải quản lý được đơn hàng của mình.

Kế toán viên cần phải quản lý chặt chẽ các đơn hàng hơn. Thực hiện phân loại đơn hàng dựa trên tình trạng của đơn hàng. Khi bạn quản lý được toàn bộ các đơn hàng của mình thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc giao hàng. Việc giao hàng đúng sản phẩm và đúng thời hạn sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt khách hàng. Đây cũng là nghệ thuật để giữ chân được khách hàng.

Tập trung chăm sóc khách hàng

Tăng doanh thu bán hàng

Bộ phận chăm sóc khách hàng ở trong các doanh nghiệp cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp có đi lên hay không cũng ảnh hưởng nhiều đến bộ phận CSKH. Vậy nên bộ phận này cần phải giải đáp được thắc mắc cho khách hàng. Đối với những vấn đề liên quan đến lỗi sản phẩm thì cần phải giải đáp nhanh chóng. Tìm ra các giải pháp tốt nhất và làm hài lòng khách hàng nhất.

Bộ phận chăm sóc khách hàng cần phải chủ động trong vấn đề tư vấn cho khách hàng. Bên cạnh đó thì hãy tiếp nhận những phản hồi và chủ động xin đánh giá của khách về công ty mình.

Xem thêm:

Các lỗi sai kế toán thuế thường gặp mà bạn cần phải tránh xa

Thuế thu nhập doanh nghiệp và những điều cần biết

Những hành vi xử phạt kế toán bạn cần ghi nhớ