Kế Toán Tổng Hợp Định khoản - Hạch toán Hướng dẫn hạch toán dự phòng phải thu khó đòi

Hướng dẫn hạch toán dự phòng phải thu khó đòi

2337

Dự phòng phải thu khó đòi là gì, hạch toán vào tài khoản nào? Trích lập như thế nào? Tất cả sẽ có tại bài viết dưới đây.

See the source image

Dự phòng phải thu khó đòi là gì?

Khoản 3, Điều 2 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định như sau: “Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị tổn thất của các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán và khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được đúng hạn.”

Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải xác định các khoản nợ khó đòi để trích lập hoặc hoàn nhập vào khoản dự phòng phải thu khó đòi.

Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng khi:

– Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được. Việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi phải trích lập dự phòng được căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua, bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa các bên.

– Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.

Điều kiện, căn cứ trích lập dự phòng phải thu khó đòi

Điều kiện, căn cứ được quy định tại Thông tư 200 như sau:

– Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả. Bao gồm:

+ Hợp đồng kinh tế

+ Khế ước vay nợ

+ Bản thanh lý hợp đồng,

+ Cam kết nợ,

+ Đối chiếu công nợ

– Mức trích lập dự phòng thực hiện theo quy định hiện hành.

– Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn hạch toán

Nghiệp vụ này hạch toán vào tài khoản 2293. Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khó đòi.

See the source image

Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293).

Nếu số dự phòng cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi xác định là không thể thu hồi được

Kế toán thực hiện xoá nợ:

Nợ các TK 111, 112, 331, 334….(phần tổ chức cá nhân phải bồi thường)

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)(phần đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí)

Có các TK 131, 138, 128, 244…

Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ

Nợ các TK 111, 112,….

Có TK 711 – Thu nhập khác.

Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thoả thuận

– Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

Có các TK 131, 138,128, 244…

– Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

Có các TK 131, 138,128, 244…

Trước khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần

Khoản dự phòng sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn Nhà nước:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Xem thêm:

Phương thức thanh toán L/C là gì?

Các tài khoản kế toán “lưỡng tính”

Thông tư 31/2019/TT-NHNN – Quy định hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô