Quy định Bảo Hiểm Có được tham gia bảo hiểm tiếp sau khi đã rút BHXH...

Có được tham gia bảo hiểm tiếp sau khi đã rút BHXH 1 lần?

712

Vì lý do nào đó mà người tham gia bảo hiểm xã hội chưa đóng đủ năm hưởng BHXH nhưng đã xin rút BHXH 1 lần. Tuy rằng vì mục đích giải quyết vấn đề trước mắt nhưng hệ quả về sau là khi nghỉ hưu, lương hưu của người đó sẽ bị suy giảm.

Để khắc phục vấn đề này, nhiều người muốn tiếp tục tham gia BHXH, nhưng liệu có được không? Nếu được thì cần những thủ tục gì? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết sau để làm rõ hơn về vấn đề này.

rút bảo hiểm xã hội 1 lần

1. Điều kiện nhận Bảo hiểm xã hội 1 lần

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện hưởng BHXH 1 lần, người lao động được hưởng BHXH 1 lần nếu thuộc các trường hợp sau:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu, chưa đủ 20 năm tham gia BHXH theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 54 Luật BHXH và chưa đủ 15 năm tham gia BHXH đối với lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách tại xã, phường, thị trần
  • Chưa đủ tuổi nghỉ hưu, chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và sau 1 ngưng tham gia BHXH, có nhu cầu hưởng BHXH 1 lần.
  • Ra nước ngoài định cư
  • Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y Tế.

Để hưởng BHXH 1 lần, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi lên cơ quan BHXH. Các thủ tục tương đối đơn giản, xét theo những điều kiện trên thì người lao động được hưởng BHXH 1 lần tương đối dễ dàng. Theo đó, ngày càng có nhiều người đăng ký nhận bảo hiểm xã hội 1 lần trong năm qua.

2. Cách tham gia bảo hiểm lại sau khi rút BHXH 1 lần

Nhiều người vì lý do nào đó mà muốn rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Xét về lợi ích lâu dài thì đây là việc làm không nên bởi sau khi nghỉ hưu, lương của người đó sẽ bị giảm. Người lao động nên tham gia bảo hiểm càng lâu càng tốt trong quá trình lao động để có được một khoản tích lũy khi nghỉ hưu. Theo các chuyên gia đánh giá thì thời gian tham gia bảo hiểm xã hội chính là thành quả của quá trình lao động. 

Vì vậy, sau khi rút bảo hiểm xã hội 1 lần, nếu bạn muốn tiếp tục “tích lũy” khi về già thì có thể tham gia bảo hiểm lại bằng 2 cách sau:

Cách 1: Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng lao độn được phép tham gia BHXH bắt buộc:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
  • Cán bộ, công chức, viên chức
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí
  • Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

Cách 2: Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Nếu không thuộc nhóm đối tượng được tham gia bảo hiểm bắt buộc nêu trên thì người lao động có thể tự nguyện chọn đóng bảo hiểm xã hội với mức đóng theo ý mình và phương thức đóng đa dạng (theo tháng, năm, 3 tháng, 6 tháng).

Dù vậy, người lao động vẫn nên tiếp tục làm việc và tham gia BHXH tại cơ quan, đơn vị mình khi chưa đủ điều kiện hưởng lương, không nên rút BHXH 1 lần sớm.

Xem thêm:

Quy định về lương tháng 13 mà doanh nghiệp cần lưu ý

Giám đốc có được nhận lương? Có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Tin vui: Lương công chức kế toán năm 2020 có thể lên tới 12,08 triệu đồng/tháng