Doanh thu Doanh thu bán hàng Kế toán bán hàng siêu thị làm những công việc gì?

Kế toán bán hàng siêu thị làm những công việc gì?

3176

Kinh tế ngày càng phát triển hơn, siêu thị dần thay thế những khu chợ truyền thống. Chính vì vậy, vị trí kế toán bán hàng siêu thị không thể thiếu trong các siêu thị ngày nay. Bạn đang thắc mắc công việc của những kế toán bán hàng siêu thị là gì? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

1. Những công việc thực tế kế toán siêu thị cần làm

Nhập liệu sản phẩm hàng hóa

Khi làm việc trong siêu thị, kế toán có nhiệm vụ hỗ trợ, cùng quản lý, chủ cửa hàng, siêu thị kiểm kê, nhập số liệu các mặt hàng (số lượng bán ra, lấy vào, xuất xứ, nguồn gốc, giá cả, chất lượng,…) đã đúng như trong hóa đơn, chứng từ hay chưa. Đây là công việc bắt buộc, có thể phải làm mỗi ngày. Từ đó, kế toán xác định được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, dự đoán sức tiêu thụ, xác định sức chứa của kho hàng, quá trình bảo quản sản phẩm,… và đề ra phương án tiêu thụ sản phẩm.

Kiểm kê sản phẩm hàng hóa

kiểm kê sản phẩm, hàng hóa

Sau khi nhập liệu, kế toán làm công tác kiểm tra số lượng, phân loại các mặt hàng hóa. Kế toán bán hàng siêu thị sẽ phải chịu trách nhiệm báo cáo với quản lý về tình thiếu hụt hoặc dư sản phẩm so với hóa đơn, hỏng hóc, tiêu hao của sản phẩm.

Giám sát quá trình bảo quản hàng hóa, sản phẩm

Sau khi hoàn toàn quá trình kiểm kê, nhập liệu thì sản phẩm phải được đưa về những kho chứa để bảo quản lưu trữ. Quá trình này cần sự cẩn trọng vô cùng bởi chỉ cần có sai sót trong khâu bảo quản hàng hóa có thể dễ dàng bị hư hỏng.

Bàn giao hóa đơn, chứng từ cho quản lý, chủ cửa hàng

Kế toán sẽ kiểm tra lại số lượng hàng hóa bán ra, hàng hóa còn lại và số tiền ghi trên hóa đơn có trùng khớp hay không. Công việc này cần thưc hiện mỗi ngày, sau ca làm hoặc hết ngày bán hàng và bàn giao lại cho quản lý. Các số liệu này yêu cầu phải khớp về hóa đơn chứng từ với các bộ phận khác, với người quản ca tiếp theo.

Kiểm hàng tồn kho định kỳ

Một trong những công việc không thể thiếu của kế toán siêu thị chính là kiểm kê hàng tồn kho định kỳ. Kiểm tra lại số lượng hàng đã bán, lượng hàng tồn kho nhằm mục đích làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh, căn cứ để nhập các lô hàng tiếp theo. Kế toán cần phối hợp đơn vị kế toán khác như kế toán kho, kế toán doanh thu,… để hoàn thành tốt công việc.

2. Nghiệp vụ kế toán bán hàng siêu thị

kiểm tra hàng hóa mỗi ngày

– Nghiệp vụ mà kế toán siêu thị nào cũng phải làm đó là kiểm tra, cập nhật nghiệp vụ mua bán hàng hóa phát sinh. Cần kiểm soát để tránh tình trạng khi nhập liệu bị thừa hoặc thiếu gây nên những tổn thất không đáng có.

– Kiểm tra hóa đơn, chứng từ có đúng với thực tế doanh thu của siêu thị hay không; sắp xếp, lưu trữ hóa đơn, chứng từ cẩn thận, tránh làm hỏng, mất hóa đơn GTGT để cuối kỳ còn báo cáo lên cấp trên.

– Khi báo giá, lập hóa đơn cho khách hàng cần cẩn thận kiểm tra xem khách hàng có thuộc diện ưu tiên của cửa hàng hay không, mặt hàng bán ra có thuộc diện giảm giá, khuyến mãi hay không. Làm báo giá nhanh chóng, kịp thời theo yêu cầu của khách hàng.

– Trong việc quản lý thông tin của khách hàng cũng như các loại sổ sách, chứng từ, hóa đơn liên quan phải hoàn toàn chính xác và đầy đủ.

– Các khoản tạm ứng nội bộ phải theo dõi chi tiết, cụ thể, tránh thiếu sót, gây tăng chi phí cho doanh nghiệp.

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán bán hàng siêu thị cơ bản tại doanh nghiệp

Kế toán thủ quỹ

– Hết ca làm, ngày làm, nhận tiền bán hàng từ thu ngân.

– Hàng ngày, kiểm tra đối chiếu quỹ tiễn mặt giữa phần mềm bán hàng với tiền mặt nhận được từ nhân viên thu ngân.

– Cân đối quỹ tiền mặt để từ đó thực hiện nghiêm túc quy định về lượng tiền mặt được để lại tại két của đơn vị.

– Chuẩn bị tiền lẻ (số tiền theo quy định), giao tiền lẻ cho nhân viên thu ngân.

– Quản lý, lưu giữ chứng từ thu chi trong tháng.

– Thu, chi tiền mặt khi có chứng từ thanh toán.

– Theo dõi bảng lương và thanh toán lương hàng tháng cho nhân viên.

Kế toán công nợ

– Làm nhận chứng từ của kho: Kiểm tra phiếu nhập kho, phiếu xuất kho hoặc hóa đơn VAT (nếu có), từ đó làm thanh toán cho nhà cung cấp.

– Trình lên lãnh đạo ký duyệt những chứng từ thanh toán đã ký.

– Theo dõi, cập nhật thường xuyên chính sách giá, tình trạng công nợ, đối chiếu công nợ với các bên.

– Kiểm tra sửa lại giá, nhập liệu khi có yêu cầu từ kinh doanh.

– Lập báo cáo công nợ theo yêu cầu của Trưởng bộ phận và Giám đốc.

– Hỗ trợ công việc các phòng ban, khi có yêu cầu của Trưởng bộ phận.

kế toán lương cho nhân viên

Kế toán thanh toán

– Lên danh sách nhân viên trong siêu thị, thực hiện chấm công cho nhân viên.

– Viết hóa đơn tài chính định kỳ.

– Đôn đốc nhân viên thu hồi công nợ của khách hàng.

– Phối hợp với các phòng ban, kiểm tra chứng từ để làm cơ sở thanh toán.

– Kiểm tra, phân loại hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định

– Làm phiếu thu, chi, hạch toán theo chứng từ, phải có đầy đủ ký duyệt theo quy định.

– Phối hợp, hỗ trợ các phòng ban khi có yêu cầu từ quản lý.

Kế toán kho

– Kế toán kho trong siêu thị có nhiệm vụ nhập liệu hàng hóa trong kho đúng mẫu hoặc yêu cầu sửa giá nhập liệu đã được phê duyệt.

– Nhận hàng từ nhà cung cấp, nhập vào kho đúng số lượng, chủng loại như hợp đồng.

– Nhập kho, giao hàng trong kho cho nhân viên bán hàng.

– Lập chứng từ, phiếu nhấp kho và chuyển cho bộ phận liên quan.

– Kế toán tài sản cố định.

Kế toán tổng hợp

– Kế toán tổng hợp trong siêu thị, hay còn gọi kế toán trưởng có nhiệm vụ quản lý, phân công công việc cho các phòng kế toán.

– Kiểm tra, phê duyệt các chứng từ thanh toán, kiểm duyệt hàng hóa.

– Kiểm tra, cân đối hàng thừa thiếu trong kho để quy trách nhiệm cho cá nhân, bộ phận.

– Làm bảng lương và thanh toán lương cho cấp dưới.

– Lập và nộp báo cáo cho cơ quan thuế.

– Bảo quản, lưu trữ chứng từ, hóa đơn cẩn thận.

– Báo cáo cho lãnh đạo về hoạt động quản lý của phòng kế toán.

– Hỗ trợ công việc cho các phòng ban khác khi có yêu cầu.

Với những thông tin trên, bạn đã rõ hơn về công việc của kế toán bán hàng siêu thị chứ? Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn nhiều điều thắc mắc.

Xem thêm:

3 công việc kế toán cần phải làm trong 3 tháng cuối năm

Kế toán thương mại dịch vụ tại doanh nghiệp làm công việc gì?

Tổng hợp kiến thức về công việc kế toán nội bộ