Quy định Tải về thông tư 45/2018/TT-BTC hướng dẫn khấu hao TSCĐ

Tải về thông tư 45/2018/TT-BTC hướng dẫn khấu hao TSCĐ

1710
Tải về thông tư 45/2018/TT-BTC hướng dẫn khấu hao TSCĐ

Thông tư 45/2018/TT-BTC đã được Bộ Tài chính ban hành để hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) tại cơ quan, tổ chức, đơn vị. Mời bạn đọc tìm hiểu và tải về thông tư này trong bài viết dưới đây nhé.

Tải về thông tư 45/2018/TT-BTC hướng dẫn khấu hao TSCĐ

1. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập. Hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định. Thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn dưới đây:

  • Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;
  • Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

2. Nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp sau:

  • Đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thực hiện nâng cấp, mở rộng, sửa chữa tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
  • Tháo dỡ hoặc lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định;
  • Điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

3. Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định

  • Việc tính hao mòn tài sản cố định thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12. Trước khi khóa sổ kế toán. Phạm vi tài sản cố định phải tính hao mòn là tất cả tài sản cố định hiện có quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này tính đến ngày 31 tháng 12 của năm tính hao mòn;
  • Tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này thực hiện tính hao mòn và trích khấu hao tài sản cố định theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;
  • Trường hợp bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thì hao mòn tài sản cố định của năm tài chính mà cơ quan, người có thẩm quyền quyết định bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản;
  • Trường hợp kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định. Theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền. Hao mòn tài sản cố định được xác định trên cơ sở giá trị đánh giá lại sau khi kiểm kê từ năm tài chính mà cơ quan, người có thẩm quyền xác định giá trị đánh giá lại.

4. Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định

  • Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định đối với tài sản cố định quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư này thực hiện theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp;
  • Đối với tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này. Việc trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện từ ngày tài sản cố định được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết và thôi trích khấu hao tài sản cố định từ sau ngày kết thúc việc sử dụng tài sản cố định vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết;
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định phải được phân bổ cho từng hoạt động sự nghiệp, hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để hạch toán chi phí của từng hoạt động tương ứng.

Các bạn có thể tải về thông tư 45/2018/TT-BTC TẠI ĐÂY.

Xem thêm

Tải về Thông tư 179/2012/TT-BTC quy định về chênh lệch tỷ giá hối đoái

Tải về Thông tư 11/2010/TT-BTC về nghĩa vụ thuế đầu tư ra nước ngoài

Tải về Thông tư 103/2014/TT-BTC hướng dẫn về thuế nhà thầu nước ngoài

Mời bạn đọc tải về Thông tư 65/2020/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí môn bài

Tải về Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định trình tự, thủ tục xử lý nợ thuế