Kế Toán Tổng Hợp Định khoản - Hạch toán Hướng dẫn cách hạch toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ

Hướng dẫn cách hạch toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ

1036
Mục lục Hiển thị

Hạch toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ là một bước vô cùng quan trọng trước khi lập báo cáo tài chính. Bước này thường do kế toán tổng hợp đảm nhiệm. Hãy theo dõi bài viết sau để nắm rõ cách hạch toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ nhé.

Nguồn bài viết: Các bút toán kết chuyển cuối kỳ kế toán cần ghi nhớ

Isometric accounting flowchart composition with isolated images of accountants workspace elements and people with text captions vector illustration Free Vector

1. Hạch toán bút toán tính lương

Bút toán 1: Tính lương của người lao động ở các bộ phận

Lấy số liệu trong phần tổng thu nhập theo từng bộ phận. Tùy thuộc vào lao động làm việc ở bộ phận nào để tính vào chi phí của bộ phận đó. Định khoản như sau:

Nợ TK 622: Lao động trực tiếp sản xuất sản phầm
Nợ TK 6231: Lao động sử dụng máy thi công
Nợ TK 6271: Lao động làm việc tại phân xưởng
Nợ TK 6411: Lao động ở bộ phận bán hàng
Nợ TK 6421: Lao động làm việc ở bộ phận quản lý doanh nghiệp
Có TK 334: Phải trả người lao động (3341, 3348).

Bút toán 2: Tính các khoản trích theo lương để khấu trừ vào thu nhập của NLĐ (BHXH, BHYT, BHTN)

Nợ TK 3341: Phải trả người lao động (3341)
Có TK 3383: BHXH (8% x thu nhập tính bảo hiểm)
Có TK 3384: BHYT (1,5% x thu nhập tính bảo hiểm
Có TK 3386: BHTN (1% x thu nhập tính bảo hiểm)

Bút toán 3: Tính các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) của LĐ trực tiếp sản xuất sản phẩm tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ.

Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 3382: KPCĐ (2% x thu nhập tính bảo hiểm)
Có TK 3383: BHXH (18% x thu nhập tính bảo hiểm)
Có TK 3384: BHYT (3% x thu nhập tính bảo hiểm)
Có TK 3389: BHTN (1% x thu nhập tính bảo hiểm)

Bút toán 4: Hạch toán các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) của nhân viên QLPX vào chi phí của doanh nghiệp trong kỳ.

Nợ TK 627: Chi phí quản lý phân xưởng
Có TK 3382: KPCĐ (2% x thu nhập tính bảo hiểm)
Có TK 3383: BHXH (18% x thu nhập tính bảo hiểm)
Có TK 3384: BHYT (3% x thu nhập tính bảo hiểm)
Có TK 3389: BHTN (1% x thu nhập tính bảo hiểm)

Bút toán 5: Hạch toán các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) của NVBH vào chi phí bán hàng của doanh nghiệp.

Nợ TK 6421: Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 3382: KPCĐ (2% x thu nhập tính bảo hiểm)
Có TK 3383: BHXH (18% x thu nhập tính bảo hiểm)
Có TK 3384: BHYT (3% x thu nhập tính bảo hiểm)
Có TK 3389: BHTN (1% x thu nhập tính bảo hiểm)

Bút toán 6: Hạch toán các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) của nhân viên QLDN vào chi phí của doanh nghiệp.

Nợ TK 6422: Chi phí QLDN
Có TK 3382 – KPCĐ (2% x thu nhập tính bảo hiểm)
Có TK 3383 – BHXH (18% x thu nhập tính bảo hiểm)
Có TK 3384 – BHYT (3% x thu nhập tính bảo hiểm)
Có TK 3389 – BHTN (1% x thu nhập tính bảo hiểm)

Bút toán 7: Hạch toán khấu trừ thuế TNCN (nếu có) vào lương

Nợ TK 334: Tổng số thuế thu nhập cá nhân
Có TK 3335

Bút toán 8: Hạch toán khi trả lương cho công nhân viên:

Nợ TK 334: Số tiền còn phải thanh toán cho công nhân viên
Có TK 111 hoặc TK 1121

Bút toán 9: Hạch toán thanh toán tiền bảo hiểm:

Nợ TK 3383: Số tiền đã trích BHXH
Nợ TK 3384: Số tiền đã trích BHYT
Nợ TK 3389: Số tiền đã trích BHTN
Có TK 1111, 1121

2. Hạch toán bút toán trích khấu hao tài sản cố định:

Nợ TK 627: Khấu hao của bộ phận phân xưởng
Nợ TK 6421: Khấu hao ở bộ phận bán hàng
Nợ TK 642: Khấu hao ở bộ phận quản lý
Có TK 2141: Tổng số khấu hao.

3. Hạch toán bút toán phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn:

Nợ TK 627: CP trả trước ở bộ quản lý phân xưởng
Nợ TK 6421: CP trả trước ở bộ phận bán hàng
Nợ TK 6422: CP trả trước ở bộ phận quản lý
Có TK 242: Tổng số đã phân bổ trong kỳ

4. Hạch toán bút toán kết chuyển thuế GTGT (đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ):

Nợ TK 3331
Có TK 1331 Số tiền là số nhỏ hơn giữa số dư Nợ TK 133 với số dư Có TK 3331

5. Hạch toán bút toán tập hợp giá vốn hàng bán trong kỳ

Nợ TK 632
Có TK 156

6. Hạch toán bút toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu:

Nợ TK 5111
Có TK 521

7. Hạch toán bút toán kết chuyển doanh thu:

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ (5111, 5112, 5113)
Nợ TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ
Nợ TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 711: Thu nhập khác
Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

8. Hạch toán bút toán kết chuyển giá vốn, chi phí:

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632: Số dư Nợ tài khoản giá vốn hàng bán
Có TK 635: Chi phí tài chính
Có TK 641: Chi phí bán hàng
Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 811: Chi phí khác

9. Hạch toán bút toán xác định lợi nhuận kế toán

Trường hợp 1: Nếu Doanh thu > Chi phí (bên Có TK 911 > bên Nợ TK 911) tức là doanh nghiệp có lãi hạch toán như sau:

  • Xác định CP thuế TNDN phải nộp:

Nợ TK 821: Chi phí thuế TNDN
Có TK 3334

  • Kết chuyển lợi nhuân

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 821
Có TK 4212

Trường hợp 2: Nếu Doanh thu < Chi phí (bên Nợ TK 911 > bên Có TK 911) tức là doanh nghiệp lỗ kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 4212: Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Như vậy, bài viết trên đã chỉ ra những bút toán kết chuyển cần thực hiện vào cuối kỳ kế toán. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn trong quá trình làm việc. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm

Phân biệt hạch toán Công cụ Dụng cụ và hạch toán Chi phí Trả trước

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc và độc lập là gì? Cách phân biệt thế nào?

Bút toán khóa sổ là gì? Đặc điểm và qui trình thực hiện thế nào?

Bút toán giảm có đặc điểm gì? Ảnh hưởng tới báo cáo tài chính ra sao?

Bút toán kế toán là gì? Những loại bút toán kế toán bạn nên ghi nhớ ngay