Quy định Bảo Hiểm Hướng dẫn cách tính tiền thai sản năm 2021 chuẩn nhất

Hướng dẫn cách tính tiền thai sản năm 2021 chuẩn nhất

5396

Mức hưởng chế độ thai sản năm 2021 sẽ có sự thay đổi so với năm 2020. Người lao động cần nắm được cách tính tiền thai sản để đảm bảo quyền lợi của bản thân mình. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách tính tiền thai sản năm 2021 nhanh và chuẩn nhất. 

Tính tiền thai sản năm 2021: hướng dẫn cách tính chuẩn nhất

Chế độ thai sản là gì? 

Chế độ thai sản được xem là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người lao động trong quá trình mang thai và sinh con. Trong khoảng thời gian nghỉ sinh con, người lao động sẽ không được hưởng tiền lương do bên sử dụng lao động chi trả, thay vào đó  là hưởng tiền của chế độ thai sản theo chính sách của BHXH. 

Các mức hưởng chế độ thai sản 2021 cho người lao động

Tiền trợ cấp một lần khi sinh con

Trong Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định: 

Lao động nữ khi sinh con sẽ được trợ cấp một lần, mỗi con được trợ cấp bằng 2 lần mức lương cơ sở trong tháng lao động nữ sinh con. 

Trong trường hợp sinh con nhưng chỉ có người cha tham gia bảo hiểm xã hội. Người cha sẽ được trợ cấp bằng 2 lần mức lương cơ sở của tháng sinh con. 

Như vậy, mức lương cơ sở sẽ được lấy làm căn cứ để tính tiền trợ cấp cho người lao động khi sinh con. Trong năm 2021, mức lương cơ sở của người lao động dự kiến vẫn là 1.490.000 đồng. 

Như vậy, tính mức trợ cấp cho người lao động trong mỗi lần sinh con như sau: 1.490.000 x 2 = 2.980.000 đồng/tháng. 

Nếu như trong trường hợp người vợ sinh con nhưng không tham gia BHXH, chỉ có chồng tham gia. Người chồng sẽ là người được hưởng khoản trợ cấp một lần khi sinh con đã nêu ở trên. 

Tiền thai sản của người lao động trong thời gian nghỉ sinh

Tính tiền thai sản năm 2021: hướng dẫn cách tính chuẩn nhất

Lao động nữ sinh con sẽ được nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con 6 tháng. Cụ thể, trong Điều 39 của Luật BHXH đã chỉ rõ như sau: 

Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Áp dụng với mức đóng của 6 tháng trước khi người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản. 

Ở trong trường hợp người lao động đóng BHXH nhưng chưa có đủ thời hạn 6 tháng, mức hưởng bằng mức bình quân tiền lương tháng của những tháng đã đóng BHXH. 

Ví dụ

Chị Nguyễn Thị A đóng BHXH bắt đầu từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2019. Mức lương đóng BHXH của chị là 6 triệu đồng/tháng. 

  • Bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3/2020, mức lương tháng đóng BHXH của chị là 7 triệu đồng/tháng. 
  • Đến tháng 4/2020, chị A đã nghỉ sinh con. 

Như vậy có thể thấy rằng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ sinh là 6,5 triệu đồng. 6,5 triệu đồng chính là mức hưởng chế độ thai sản của chị
A. 

Chị A sẽ nghỉ sinh con trong vòng 6 tháng. Như vậy, tổng số tiền nghỉ thai sản mà chị A nhận được trong thời gian này như sau: 

Tiền thai sản = 6,5 triệu x 6 = 39 triệu đồng.

Tiền dưỡng sức sau sinh cho người lao động

Lao động nữ sau khi đã hưởng chế độ thai sản, nếu như trong vòng 30 ngày đầu làm việc có dấu hiệu về sức khỏe chưa phục hồi sẽ được nghỉ. Vấn đề này được nêu rõ ở trong Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. 

Thời gian người lao động nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sẽ được tính như sau: 

  • Lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên được nghỉ tối đa 10 ngày
  • Lao động nữ sinh mổ được nghỉ tối đa 7 ngày
  • Lao động nữ sinh trong trường hợp khác được nghỉ tối đa 5 ngày

Ở trong những ngày NLĐ nghỉ dưỡng sức, lao động sẽ được hưởng tiền trợ cấp bằng 30% mức lương cơ sở. 

Tính tiền thai sản khi dưỡng sức sau sinh

Tính mức hưởng dưỡng sức như sau: 

Tiền dưỡng sức = 1.490.000 x 30% 

Vậy người lao động sẽ được hưởng 447.000 đồng/ngày số tiền nghỉ dưỡng sức. 

Khi người lao động nghỉ bao nhiêu ngày, chỉ cần nhân 447.000 với số ngày nghỉ sẽ ra số tiề dưỡng sức. 

Ví dụ: Chị A nghỉ dưỡng sức 5 ngày. Số tiền chị A được hưởng như sau: 

Tiền dưỡng sức = 447.000 x 5 = 2.235.000 đồng

Xem thêm: 

Lao động nữ khi sinh con được hưởng những khoản trợ cấp nào?

Người sinh con thứ 3, thứ 4 có được hưởng Chế độ thai sản không?

Nếu sinh con trái tuyến có được hưởng BHYT không?

Chế độ thai sản cho chồng khi có vợ sinh con năm 2020

Bạn biết gì về Chế độ thai sản cho chồng khi vợ sinh con năm 2020?