Nổi bật 2 Nghiệp vụ kế toán vận tải và logistics mảng đường biển

Nghiệp vụ kế toán vận tải và logistics mảng đường biển

3871

Đối với công việc của kế toán vận tải và logistics mảng đường biển sẽ có đặc thù riêng. Nếu như so sánh với những kế toán của những ngành khác, mảng này khó hơn hẳn. Kế toán viên sẽ có vai trò kiểm soát công việc chặn chẽ để đảm bảo công việc có hiệu quả nhất. 

Nghiệp vụ kế toán vận tải và logistics mảng đường biển

Nghiệp vụ chính của kế toán chuyên ngành vận tải và logistics

Khi đứng ở vị trí này, các kế toán viên sẽ phải làm những công việc như sau: 

  • Nhập lại các chứng từ quan trọng chi hộ vận tải và các chứng từ làm hàng logistics
  • Nhập lại chính xác sổ theo dõi vận chuyển hàng hóa
  • Lập sổ và theo dõi toàn bộ nội bộ kế toán trong công ty
  • Trong hoạt động vận tải, kế toán viên cần phải theo dõi được doanh thu, chi phí và cả lãi lỗ trong từng đầu xe
  • Trong hoạt động kinh doanh phương tiện vận tải: Giám sát về doanh thu, giá vốn và cả lãi lỗ ở trong từng phương tiện. 
  • Trong hoạt động sửa chữa bảo dưỡng: Theo dõi các khoản bảo dưỡng và chi phí của những lần bảo dưỡng. 
  • Theo dõi những khoản lãi lỗ trong từng mảng kinh doanh. 
  • Hỗ trợ các thủ tục trong doanh nghiệp như hải quan hay kho bãi
  • Quản lý, và theo dõi công nợ của công ty
  • Lập kế hoạch và điều độ vận tải

Nghiệp vụ của kế toán viên chuyên vận tải và logistics mảng đường biển

Vị trí kế toán tiền lương

Tính chất của mảng vận tải và logistics đường biển cần phải sử dụng nhiều nhân công. Chính vì điều này mà các khoản chi phí để chi trả cho nhân công chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số khoản chi phí kinh doanh. Thông thường các doanh nghiệp vận tải và logistics sẽ sử dụng hai hình thức trả lương và trực tiếp và gián tiếp. 

Các khoản lương thưởng cho nhân viên sẽ được trả trực tiếp cho các thuyền viên hoạt động ở trên tàu. Công thức tính như sau: 

TLi = HS CBa/ x 290.000 x (K1 + K2 + K3)

Cụ thể: 

  • Tli là tiền lương thực của người được nhận
  • Hs CBa là hệ số lương của từng cá nhân được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn đánh giá kết quả chuyên môn. Đánh giá dựa trên từng chức danh của các thuyền viên. 
  • K1: Là hệ số trách nhiệm và hệ số bảo dưỡng định lượng của từng người lao động. 
  • K3: Là hệ số tuyệt đối với con tàu được thuê định hạn hoạt động trong từng khu vực. 
  • K3: Hệ số lương trả cho người lao động làm ngoài giờ. 

Vị trí kế toán tập hợp chi phí

Mỗi loại tàu của các công ty vận tải biển sẽ được khai thác ở dưới những hình thức khác nhau. Chính vì thế việc hạch toán chi phí nhiên vật liệu cho mỗi công ty vận tải và logistics sẽ khác nhau. 

  • Đối với tàu khách: 

Mỗi tháng, doanh nghiệp sẽ báo cáo nguyên liệu được tính dựa trên số tuyến đường và số giờ chạy hành trình. Sau khi đã tổng kết xong những số liệu này sẽ được gửi về phòng kế toán. Dựa vào số lượng nhiên liệu đã tiêu hao cùng với đơn giá nhiên liệu, kế toán viên sẽ xác định được chi phí nhiên liệu đã được tiêu hao của tàu đó. Vào thời điểm cuối quý, kế toán viên sẽ tổng hợp lại báo cáo nhiên liệu theo từng quý. 

Cụ thể: 

Nợ TK 621 – Chi phí nhiên vật liệu trực tiếp

Có TK 152 – Nhiên vật liệu

  • Đối với tàu sông

Sau mỗi chuyến vận chuyển, các thuyền trưởng sẽ có trách nhiệm phải gửi đến bản xác nhận lại về tình hình sản xuất của công ty. Còn về phía ban tàu sông sẽ phải chịu trách nhiệm xem xét lại độ hợp lý tiêu hao của nhiên liệu. Sau đó sẽ lập biên bản để xác định nhiên liệu tiêu hao cho mỗi con tàu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kế toán viên cũng cần phải xác định được đơn giá và chuyển lại về phòng kế toán. 

Cụ thể: 

Nợ TK 621 – Chi phí nhiên vật liệu trực tiếp

Có TK 152 – nhiên vật liệu

  • Đối với tàu biển

Những khoản chi phí nhiên vật liệu và phụ tùng cho tàu biển sẽ do bên nhận khoán chịu. Các khoản này sau này sẽ được trừ qua cước phí vận tải biển. Căn cứ vào trong biên bản thanh lý khoán tàu, kế toán viên sẽ xác định được chi phí nhiên liệu lập chứng từ ghi trong sổ. 

Kế toán tài sản cố định chuyên ngành vận tải và logistics mảng đường biển

  • Dựa vào trong các hóa đơn chứng từ sẽ tăng thẻ kho và những chứng từ khác. Sau đó ghi vào trong sổ tài sản cố định từng loại. 
  • Đối với phương pháp lập: Nếu như có nghiệp vụ tăng tài sản cố định hoặc giảm, sẽ ghi từng nghiệp vụ tăng hay giảm TSCĐ. Sau đó để vào trong cột có liên quan ở trên sổ TSCĐ. 

Kế toán viên sẽ lập lại chứng từ và ghi vào trong sổ các tài khoản định khoản như sau: 

  • Nợ TK 6424: Nhà cửa vật liệu và kiến trúc
  • Nợ TK 627 Phương tiện vận tải
  • Nợ TK 624 Dụng cụ quản lý
  • Có TK 214

Kế toán vật liệu công cụ và dụng cụ

Kế toán viên sẽ phản ánh tình hình xuất nhập tồn của kho vật liệu dựa trên những TK như sau: TK 1521; TK 1522; TK 1523; TK 1524; TK 1525

Công thức tính giá vật liệu công cụ và dụng cụ như sau: 

Giá mua thực tế của vật tư = Giá được ghi trên hóa đơn + CP vận chuyển bốc dỡ – Giảm giá

Xem thêm: 

Hướng dẫn chi tiết kế toán giá thành trong công ty vận tải

Tất cả thông tin cần biết khi làm kế toán vận tải doanh nghiệp

Tải nhanh các mẫu công văn giấy tờ, biên bản giải trình cơ quan thuế, BHXH hay dùng

Mời bạn đọc tải về mẫu công văn xin lùi thời hạn kiểm tra thuế

Tải về mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa logistics mới nhất