Kinh nghiệm Hướng dẫn xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình

Hướng dẫn xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình

640

Kế toán có trách nhiệm phải quản lý chặt chẽ tài sản cố định của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình ở trong doanh nghiệp? Hãy theo dõi nội dung trong bài viết này nhé!

Hướng dẫn xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình

Khái niệm nguyên giá tài sản cố định vô hình

Nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ các khoản chi phí doanh nghiệp phải tự bỏ ra để có tài sản cố định vô hình. Tài sản này được tính ở thời điểm nó được đưa vào trong công ty để sử dụng.

Toàn bộ những khoản chi phí có liên quan đến tài sản cố định (TSCĐ) vô hình được phát sinh ngay sau khi nó ghi nhận ở thời điểm ban đầu. TSCĐ sẽ được đánh giá đảm bảo chắc chắn và sau đó nó phải tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vô hình. So với mức độ hoạt động ban đầu, TSCĐ vô hình chắc chắn sẽ được phản ánh tăng nguyên giá. Đối với những khoản chi phí liên quan trực tiếp đến những TSCĐ vô hình phát sinh sau khi ghi nhận. Những khoản này đều sẽ được hạch toán trong chi phí sản xuất.

Xác định nguyên giá một số tài sản cố định vô hình trong doanh nghiệp

Tài sản cố định vô hình mua sắm

Nguyên giá của TSCĐ vô hình mua sắm được xác định là giá mua hàng thực tế của người mua phải trả. Trong đó đã cộng thêm các khoản thuế nhưng không bao gồm những khoản thuế đã được hoàn lại. Cộng thêm những khoản chi phí có sự liên quan trực tiếp phải chi cho đến thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng.

Đối với trường hợp TSCĐ mua sắm dựa trên hình thức trả chậm, trả góp hoặc nguyên giá TSCĐ. Những TSCĐ đều là giá mua dựa trên phương thức trả tiền ngay ở trong thời điểm mua bán.

Tài sản cố định vô hình được mua dựa trên hình thức trao đổi

Nguyên giá của TSCĐ vô hình được mua dựa trên hình thức trao đổi với một loại TSCĐ vô hình không tương tự là giá trị hợp lý của những TSCĐ vô hình nhận về.

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ tương tự được bán để đổi lấy quyền sở hữu tài sản khác. Được gọi là TSCĐ vô hình đem đi trao đổi.

Xác định nguyên giá tài TSCĐ vô hình được cấp, biếu, tặng, điều chuyển

Nguyên giá của TSCĐ vô hình được cấp, biếu, tặng được xem là giá trị hợp lý ban đầu của nó. Sau đó cộng thêm những khoản chi phí liên quan để tính đến việc sẽ đưa TSCĐ và sử dụng.

Nguyên giá TSCĐ vô hình được điều chuyển đến: Là nguyên giá đã được ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Khi DN tiếp nhận tài sản đã được điều chuyển, cần có trách nhiệm phải hạch toán nguyên giá. Bên cạnh đó xem xét các yếu tố giá trị hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ theo quy định.

Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ trong doanh nghiệp

Xác định nguyên giá tài sản cố định được tạo ra từ trong nội bộ doanh nghiệp. Cụ thể là những khoản chi phí có liên quan mật thiết trong khâu xây dựng và sản xuất. Nhưng cần phải tính đến thời điểm đưa TSCĐ này vào sử dụng đúng như dự tính.

Riêng đối với những khoản chi phí có phát sinh ở trong nội bộ như sau. Áp dụng với những doanh nghiệp đã có nhãn hiệu của hàng hóa hay quyền phát hành. Nếu như DN không thể đáp dụng được tiêu chuẩn để nhận biết TSCĐ sẽ được hạch toán vào trong những khoản chi phí KD trong kỳ.

Xác định nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất

TSCĐ là quyền sử dụng đất bao gồm như sau:

Quyền sử dụng đất đã được nhà nước giao cho được xác định như sau. Xác định khi khi đã thu tiền sử dụng hoặc đã được chuyển nhượng hợp pháp.
Quyền sử dụng đất thuê trước khoảng thời gian có hiệu lực của Luật Đất đai.

Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được xác định với toàn bộ các khoản tiền chi ra. Mục đích cuối để được sử dụng đất một cách hợp pháp. Cộng thêm một số những khoản chi phí đền bù giải phóng mặt bằng hay san lấp mặt bằng. Hoặc có thể được xác định dựa trên giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.

Xem thêm: 

Quy trình và cách hạch toán nghiệp vụ thanh lý TSCĐ

Tải về Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ

Tải về mẫu file Excel tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng

Cách sử dụng hàm DDB để tính khấu hao TSCĐ bằng phương pháp số dư giảm dần kép

Hạch toán tài khoản 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ theo hướng dẫn của Thông tư 200