Kinh nghiệm Điểm danh 5 thách thức lớn ngành kế toán đang đối mặt

Điểm danh 5 thách thức lớn ngành kế toán đang đối mặt

3188
ke-toan-6
Công việc kế toán nhiều thách thức

Mỗi năm có hàng ngàn sinh viên ra trường và có những người phải đối mặt với việc thất nghiệp. Trong thời buổi này, để tìm được một công việc đúng với ngành nghề mình học và đáp ứng nhu cầu cuộc sống không phải là điều dễ dàng. Không chỉ bạn khó khăn mà ngay bản thân ngành nghề bạn chọn cũng gặp thách thức khiến bạn càng khó để nắm bắt được công việc. Nghề kế toán cũng không nằm ngoài vấn đề chung đó của xã hội.

Những năm trở lại đây, sinh viên chọn nghề kế toán ngày càng nhiều, khiến những thách thức mà nghề kế toán phải đối mặt cũng ngày càng lớn. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những thách thức đó nhé!

ke-toan-1
Công việc kế toán nhiều khó khăn

1. Chưa áp dụng được triệt để chuẩn mực kế toán quốc tế

Trong bối cảnh các nước trên thế giới ra sức hội nhập kinh tế quốc, tự do thương mại và cạnh tranh bình đẳng thì các thông tin tài chính cần tuân theo chuẩn mực quốc tế.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam – VAS (gồm 26 chuẩn mực) mặc dù đã được xây dựng theo các chuẩn mực kế toán quốc tế – IAS để phù hợp với đặc điểm nền kinh tế cũng như tình hình doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, giữa VAS và IAS/IFRS (chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) hiện nay vẫn còn tồn tại một khoảng cách đáng kể, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hội nhập của kế toán, kiểm toán Việt Nam.

Sự khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống này được biểu hiện cụ thể ở nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính lập theo IFRS được đánh giá theo giá trị hợp lý hoặc giá trị có thể thu, nhưng lập theo VAS lại ghi là theo giá gốc, điều này làm cho giá trị tài sản và nợ phải trả của DN chưa phản ánh đúng như diễn biến thực tế của thị trường.

Nếu ngành kế toán Việt Nam muốn được hội nhập cùng kế toán thế giới, thúc đẩy kinh tế, thương mại, tạo dựng quan hệ với các nhà đầu tư nước ngoài thì cần nhanh chóng hoàn thiện VAS trên cơ sở chuẩn mực kế toán thế giới.

ke-toan-2
Ngành kế toán cần cập nhập kịp thời thông tin mới về chuẩn mực kế toán

2. Tuân thủ chuẩn mực, quy định mới của pháp luật

Các chuẩn mực, quy định Kế toán luôn có những thay đổi để theo kịp, phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt trong thời kì hội nhập. Vì vậy, kế toán viên cần không ngừng tiếp thu cái mới, kịp thời cập nhật thông tin, đặc biệt áp dụng những phần mềm công nghệ hỗ trợ cho công việc.

Ví dụ, Nghị định Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Quy định này về cơ bản đã thay đổi cách làm việc, quy trình làm việc truyền thống, sử dụng hóa đơn giấy ở các doanh nghiệp.

Nếu các doanh nghiệp không nhanh chóng cập nhật tin tức và tuân thủ theo pháp luật thì sẽ phải đối mặt với rắc rối về pháp luật. Việc chấp hành quy định của nhà nước giúp doanh nghiệp hoạt động thuận lợi hơn, từng bước hội nhập cùng kinh tế quốc tế.

ke-toan-3
Ngành kế toán thiếu lao động chất lượng cao

3. Thiếu nguồn lao động chất lượng cao

Về chất lượng nguồn kế toán Việt Nam, nhiều chuyên gia nhận định rằng, kế toán Việt Nam tuy đã sẵn sàng hội nhập với nền kế toán thế giới nhưng về số lượng và chất lượng vẫn cần cải thiện đáng kể.

Ngành kế toán hiện này là lĩnh vực dẫn đầu về ứng dụng công nghệ thông tin. Quy trình kế toán đã và sẽ có sự thay đổi căn bản khi hầu hết các phần hành kế toán đều ứng dụng công nghệ thông tin kể cả hoạt động ghi sổ, lập báo cáo tài chính.

Vì vậy, vấn đề đặt ra, ngành kế toán đòi hỏi nguồn lao động giỏi về công nghệ thông tin, giỏi chuyên môn lẫn nghiệp vụ. Thực tế, hiện nay có tới 2/3 sinh viên ngành kế toán ra trường chưa đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng xét trên nhiều khía cạnh.

Theo thống kê của Hiệp hội kế toán, Việt Nam có khoảng 4 nghìn kế toán viên, kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề (chiếm 2% trong tổng số 196 nghìn kế toán viên toàn khu vực ASEAN, tính đến năm 2016).

ke-toan-4
Ngành kế toán hạn chế trong kiểm soát dữ liệu

4. Kiểm soát dữ liệu, bảo mật thông tin còn hạn chế

Cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ đã chuyển hóa toàn bộ dữ liệu được thực hiện trên hồ sơ, giấy tờ thành thông tin điện tử. Các phần mềm và hệ thống thông minh sẽ dần được thay thế công việc thủ công, tự động hóa các quy trình phức tạp và đa diện.

Vì vậy, về lâu dài, nếu kế toán viên không am hiểu công nghệ thì khó có thể vận hành được công việc. Trên thực tế, trình độ hiểu biết, ứng dụng công nghệ thông tin của các kế toán viên vẫn còn hạn chế. Các chương trình đào tạo, truyền tải kiến thức cho kế toán viên vẫn còn hình thức, chưa chuyên sâu, đa ngành. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài thì việc kiểm soát dữ liệu sẽ càng trở nên khó khăn, cản trở đến quá trình bảo mật thông tin, hội nhập toàn cầu.

ke-toan-5
Công việc kế toán nhiều áp lực

5. Áp lực công việc

Kế toán là không chỉ quản lý về mặt thu – chi cho doanh nghiệp mà còn giám sát tình hình tài chính, đồng thời đưa ra những phương án phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp. Hằng ngày, kế toán viên phải vật lộn cùng những con số, tìm kiếm phương án quản lý tài chính phù hợp cho doanh nghiệp nên áp lực công việc không hề nhỏ.

Công việc đề cao tính cẩn thận, thận trọng, tỉ mỉ, nếu có sai sót thì hậu quả cực kì nghiêm trọng. Chính những yếu tố này khiến nhiều sinh viên ra trường cảm thấy e dè với một công việc khắc nghiệt.

Áp dụng công nghệ thông tin, các phần mềm công nghệ dành riêng cho kế toán đã giúp kế toán viên phần nào giảm bớt được sức nặng công việc. Tuy nhiên, kế toan vẫn được đánh giá là một nghề khắc nghiệt và nhiều thách thức.

Bất cứ một công việc nào cũng đều có những khó khăn, thách thức riêng. Nhưng nếu  bạn đủ đam mê, đủ yêu, đủ trách nhiệm với nghề kế toán thì bạn vẫn hãy cứ theo đuổi nó. Khi bạn dám đối mặt với thách thức, chúng tôi tin rằng bạn có thể tiến nhanh và tiến xa hơn trong công việc. Chúc các bạn thành công.