Kinh nghiệm Nghiệp vụ mua hàng trong doanh nghiệp thương mại có những đặc...

Nghiệp vụ mua hàng trong doanh nghiệp thương mại có những đặc điểm gì?

496
Nghiệp vụ mua hàng trong doanh nghiệp thương mại có những đặc điểm gì?

Mua hàng là một trong những nghiệp vụ quan trọng trong các doanh nghiệp thương mại. Vậy thì, nghiệp vụ mua hàng có những đặc điểm gì? Những đặc điểm này giúp ích như thế nào trong việc hạch toán kế toán? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Nghiệp vụ mua hàng trong doanh nghiệp thương mại có những đặc điểm gì?

Phạm vi xác định hàng mua

Để hạch toán nghiệp vụ mua hàng, cần xác định đúng phạm vi xác định hàng mua. Hàng mua được coi là hàng hóa khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

– Hàng mua vào với mục đích để bán hoặc qua gia công, sản xuất rồi bán ra.

– Doanh nghiệp đã nắm được quyền sở hữu về hàng hóa và chuyển quyền sở hữu về tiền tệ hay một loại hàng hóa khác.

– Hàng phải được thông qua một phương thức mua bán thanh toán tiền hàng nhất định.

Các trường hợp sau đây không được coi là hàng hóa mua vào:

– Hàng mua về để tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp.

– Hàng mua về dùng cho sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản, sản xuất.

– Hàng hóa hao hụt, tổn thất trong quá trình mua theo hợp đồng mà bên bán phải chịu.

– Hàng nhận bán ký gửi đại lý.

Trong trường hợp hàng mua về vừa dùng để bán, vừa dùng để sản xuất nhưng doanh nghiệp không phân biệt tách bạch được hai mục đích này thì toàn bộ hàng mua vẫn ghi nhận là hàng hóa.

Thời điểm xác định hàng hóa mua vào

Hàng hóa được xác định là mua vào khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau:

– Khi hàng hóa đã chuyển giao quyền sở hữu từ người bán sang người mua.

– Người mua đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán tiền.

Các phương thức mua hàng

Có 2 phương thức mua hàng là: mua hàng theo phương thức nhận hàng và mua hàng theo phương thức gửi hàng.

– Mua hàng theo phương thức nhận hàng hay còn gọi là mua hàng trực tiếp. Theo phương thức này, bên mua sẽ cử cán bộ nghiệp vụ trực tiếp đến mua hàng ở bên bán đồng thời trực tiếp vận chuyển hàng hóa về. Tiền hàng có thể được thanh toán ngay hoặc trả sau phụ thuộc vào hợp đồng đã ký kết.

– Mua hàng theo phương thức gửi hàng: bên bán chuyển hàng cho bên mua và giao tại kho người mua hoặc một địa điểm đã quy định trong hợp đồng. Chi phí vận chuyển có thể do bên mua hoặc bên bán trả, tùy thuộc vào hợp đồng đã ký kết.

Các phương thức thanh toán

Có 2 phương thức thanh toán tiền mua hàng là thanh toán trực tiếp và thanh toán trả chậm, trả góp.

– Thanh toán trực tiếp: sau khi nhận được quyền sở hữu hàng hóa, doanh nghiệp thương mại mua hàng thanh toán ngay cho bên bán, có thể thanh toán bằng tiền hoặc bằng tài sản khác.

– Thanh toán theo phương thức trả chậm, trả góp: theo phương thức này, thời điểm thanh toán tiền hàng diễn ra sau thời điểm ghi nhận quyền sở hữu hàng hóa.

Cách xác định trị giá thực tế hàng hóa mua vào

Theo VAS 02, Hàng mua được hạch toán theo nguyên tắc giá gốc. Theo đó, trị giá vốn thực tế của hàng hóa mua vào được xác định như sau:

Trị giá vốn thực tế của hàng hóa mua vào = Trị giá mua của hàng hóa + Các
khoản
thuế
không
được
hoàn lại
+ Các khoản
Chi phí
mua hàng
hóa
Chiết
khấu thương mại,
giảm giá
hàng mua
(nếu có
)

Trong đó:

Trị giá mua của hàng hóa

Trị giá mua của hàng hóa được xác định như sau:

–  Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Trị giá mua của hàng hoá = Giá mua (chưa có thuế GTGT)

– Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với những hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT:

Trị giá mua của hàng hoá = Giá mua (bao gồm cả thuế GTGT)

Trong trường hợp hàng hóa mua theo hình thức trả chậm, trả góp:

Trị giá mua của hàng hóa = Giá mua trả ngay tại thời điểm mua hàng

Các khoản thuế không được hoàn lại

Các khoản thuế không được hoàn lại bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp,…

Chi phí mua hàng hóa

Chi phí mua hàng hóa là các chi phí phát sinh trực tiếp trong quá trình mua hàng. Ví dụ như chi phí vận chuyển, chi phí bốc xếp hàng hoá, chi phí bảo hiểm, lưu kho lưu bãi, hao hụt tự nhiên,…

Giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại

Giảm giá hàng mua là số tiền mà người bán giảm cho người mau do hàng không đúng phẩm chất, không đúng chủng loại quy cách trong hợp đồng.

Chiết khấu thương mại là số tiền người bán giảm cho người mua do người mua đã mua hàng với khối lượng lớn.

Trên đây là các đặc điểm cơ bản về nghiệp vụ mua hàng mà bất kỳ kế toán mua hàng trong doanh nghiệp thương mại nào cũng phải nắm rõ. Mời bạn đọc tham khảo và áp dụng trong công việc của mình. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Những công việc kế toán cần làm trong tháng 8 – Sổ tay kế toán tháng 8/2020

Tổng hợp các mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới

Cách hạch toán các nghiệp vụ kế toán tại bên giao ủy thác nhập khẩu

Quy trình kế toán tài sản cố định của doanh nghiệp mà bạn nên biết

Khái niệm và công dụng của phiếu kế toán trong doanh nghiệp