Kế toán cho người mới bắt đầu Lộ trình nghề nghiệp Làm giả hồ sơ xin việc, người lao động sẽ bị xử...

Làm giả hồ sơ xin việc, người lao động sẽ bị xử lý thế nào?

1301
Làm giả hồ sơ xin việc, người lao động sẽ bị xử lý thế nào?

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, tình trạng người lao động làm giả hồ sơ xin việc không phải ít. Để bảo vệ doanh nghiệp cũng như những lao động khác, những đối tượng này sẽ bị xử lý như thế nào?

Làm giả hồ sơ xin việc, người lao động sẽ bị xử lý thế nào?

Phải cung cấp thông tin cá nhân trước khi ký hợp đồng

Điều 19 Bộ luật Lao động 2012 quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng lao động như sau:

Người lao động phải cung cấp thông tin cho người sử dụng lao động về họ tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức khoẻ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.

Đây là nghĩa vụ mà mọi lao động đều phải thực hiện nhằm rõ ràng thông tin trong quan hệ lao động cũng như tạo điều kiện để người sử dụng lao động dễ dàng quản lý người lao động của mình hơn.

Quy định là vậy nhưng thực tế, độ chính xác của thông tin đến đâu lại phụ thuộc vào tinh thần tự giác của người lao động. Chính vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho mình, các doanh nghiệp nên kiểm tra thật kỹ lưỡng những hồ sơ, giấy tờ mà người lao động cung cấp.

Hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ gì?

Thực tế, tùy theo điều kiện, tính chất công việc, doanh nghiệp sẽ yêu cầu ứng viên ứng tuyển có những giấy tờ khác nhau.

Thông thường, một bộ hồ sơ xin việc sẽ có các giấy tờ như sơ yếu lý lịch tự thuật, giấy khám sức khỏe, bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, bản sao sổ hộ khẩu, văn bằng, chứng chỉ liên quan đến vị trí tuyển dụng (nếu có).

Làm giả hồ sơ xin việc, người lao động bị xử lý thế nào?

Hầu hết các loại giấy tờ trong hồ sơ xin việc đều yêu cầu người lao động phải công chứng, chứng thực. Do đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 110/2013/NĐ-CP, người có hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục yêu cầu chứng thực sẽ bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng.

Bên cạnh việc phạt tiền thì người lao động còn buộc phải hủy giấy tờ giả.

Trường hợp các cơ quan công chứng, chứng thực không phát hiện được hành vi giả mạo, người lao động được nộp hồ sơ và đi làm (nếu được tuyển dụng) thì vấn đề phát sinh sẽ lớn hơn rất nhiều.

Đầu tiên, nếu bị phát hiện, rất có thể người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật lao động theo Điều 125 Bộ luật Lao động 2012. Các hình phạt có thể là:

-Khiển trách

-Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng

-Cách chức hoặc sa thải) tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.

Làm giả hồ sơ xin việc, người lao động sẽ bị xử lý thế nào?

Tiếp đến, liên quan đến chế độ bảo hiểm, theo điểm a khoản 1 Điều 39 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.

Ngoài ra, khoản 4 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ, cấm gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Chính vì vậy, theo khoản 2 Điều 122 Luật này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà cá nhân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Với những phân tích nêu trên, có thể khẳng định, dù với lý do gì thì người lao động cũng không nên làm giả hồ sơ xin việc bởi đây là tài liệu quan trọng bắt đầu cho nhiều vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động.

Xem thêm

6 Sai lầm khi đi phỏng vấn các kế toán thường mắc phải

Chi phí là gì? Điều kiện ghi nhận chi phí trong đơn vị kế toán?

“Điểm danh” các loại kế toán trong doanh nghiệp lớn hiện nay

Công việc cụ thể của kế toán công nợ là gì?

Quản lý công nợ là gì? Cách quản lý công nợ hiệu quả trong doanh nghiệp

Tổng hợp phương pháp quản lý công nợ phải trả hiệu quả nhất hiện nay