Kế toán cho giám đốc old Phân biệt sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp...

Phân biệt sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định

714

Sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định là vấn đề được nhiều người quan tâm. Do đó, để phân biệt được sự khác nhau giữa hai loại vốn này thì cùng theo dõi bài viết sau đây!

Phân biệt sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định

Khái niệm của vốn điều lệ và vốn pháp định

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là loại vốn không thể thiếu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Đây là tổng giá trị tài sản mà các thành viên đã góp hoặc cam kết góp để thành lập công ty. Đây còn là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán ra của doanh nghiệp. Hoặc số cổ phần đã được đăng ký mua bởi người góp vốn khi thành lập công ty.

Vốn pháp định là gì?

Định nghĩa về vốn pháp định được quy định rõ ràng tại Luật doanh nghiệp 2005. Theo đó, vốn pháp định là số vốn tối thiểu để một công ty được thành lập. Tức là, doanh nghiệp muốn thành lập và đăng ký chứng nhận kinh doanh, trước hết phải đáp ứng đủ mức vốn pháp định theo quy định của Pháp luật.

Người đọc còn có thể hiểu vốn pháp định là mức vốn tối thiểu của doanh nghiệp. Khi thành lập theo một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hiện nay, Nhà nước cũng ban hành nhiều văn bản về vốn pháp định đối với từng ngành cụ thể. Tức là tùy vào từng ngành nghề, bất động sản, kinh doanh hàng hóa nào đó…. mà mức vốn pháp định cũng khác nhau.

Để rõ hơn, chúng ta cùng đi đến một ví dụ. Ngành nghề kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp được thành lập khi nào? Trước hết cần phải có đủ mức vốn pháp định là 20 tỷ đồng.

Giống và khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định

Để phân biệt sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định, theo dõi ngay dưới đây:

Phân biệt sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định

Giống nhau

Vốn điều lệ và vốn pháp định có một điểm giống cơ bản nhất. Đó chính là số vốn ban đầu được góp vào công ty bởi các nhà đầu tư, người góp vốn. Số vốn góp sẽ được sử dụng cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của công ty.

Khác nhau

Về cơ sở xác định

1.Vốn điều lệ

  • Là loại vốn mà khi thành lập, công ty bắt buộc phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền
  • Trong quá trình hoạt động của công ty, vốn điều lệ có thể tăng lên hoặc giảm xuống. Mức tăng lên hay giảm xuống còn tùy vào doanh thu, quy mô của công ty.

2.Vốn pháp định

  • Vốn pháp định được xác định dựa vào ngành nghề kinh doanh của công ty. Điều này hoàn toàn khác với vốn điều lệ. Bởi vốn điều lệ là mức vốn phải nộp dựa vào loại hình doanh nghiệp mà công ty đã đăng ký.
  • Nếu ngành nghề kinh doanh của công ty yêu cầu vốn pháp định thì mức vốn góp cũng phải tối thiểu bằng mức vốn pháp định.

Khác nhau về mức vốn

1.Vốn điều lệ

Khi thành lập công ty, mức vốn điều lệ không được quy định một con số cụ thể. Như mức tối đa hoặc tối thiểu. Nhưng:

  • Nếu vốn điều lệ quá thấp, công ty sẽ không thể hiện được sự vững chắc của mình. Đồng thời cũng khó gây dựng lòng tin trong khách hàng.
  • Nếu vốn điều lệ đăng ký quá cao thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến công ty. Nó làm cho nghĩa vụ tài chính của công ty tăng lên đáng kể.

2. Vốn pháp định

  • Không biến thiên, mức vốn pháp định hoàn toàn cố định. Và phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh.

Ví dụ: Vốn pháp định đối với dịch vụ cho thuê lại lao động là 2 tỷ đồng.

Tóm lại, vốn điều lệ là một hình thức góp vốn của các thành viên, cổ đông trong một thời gian nhất định. Để thành lập doanh nghiệp và phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Nhưng nếu công ty dự định thành lập có ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chắc chắn cần có vốn pháp định. Trong đó, vốn pháp định phải bằng hoặc nhỏ hơn vốn góp của công ty.

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi thấy rằng nó bổ ích đối với các bạn. Đặc biệt là những người có ý định khởi nghiệp. Vốn là phần quan trọng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ được thành lập khi đáp ứng đủ điều kiện về vốn theo quy định của Pháp luật.

Xem thêm

Chi phí là gì? Điều kiện ghi nhận chi phí trong đơn vị kế toán?

Kế toán bán hàng giỏi cần phải trang bị những kiến thức này!

Những phương pháp kế toán hàng tồn kho tại nhà hàng bạn nên biết