Quy định Luật Lao Động Luật Lao động 2019 thêm 4 điều cấm mới với tất cả...

Luật Lao động 2019 thêm 4 điều cấm mới với tất cả doanh nghiệp từ 01/01/2021

444
Luật Lao động 2019 thêm 4 điều cấm mới với tất cả doanh nghiệp từ 01/01/2021

Bên cạnh việc thay đổi nhiều nội dung liên quan đến quyền lợi người lao động, Bộ luật Lao động 2019 còn bổ sung một số quy định mới, trong đó có những điều cấm, doanh nghiệp tuyệt đối không được làm.

Luật Lao động 2019 thêm 4 điều cấm mới với tất cả doanh nghiệp từ 01/01/2021

Hiện nay, có hơn 14 điều Luật cấm doanh nghiệp thực hiện

1. Phân biệt đối xử

Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Lao động 2012

Nội dung: Cấm người sử dụng lao động phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

Mức xử phạt: Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng (khoản 3 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

2. Ngược đãi, quấy rối tình dục

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 8 Bộ luật Lao động 2012

Nội dung: Cấm ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Mức xử phạt: Hiện nay chưa có mức xử phạt vi phạm hành chính. Từ 15/4/2020, phạt tiền từ 50 – 75 triệu đồng nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi người lao động (khoản 3 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

3. Cấm cưỡng bức lao động

Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 8 Bộ luật Lao động 2012

Nội dung: Cấm cưỡng bức lao động.

Mức xử phạt: Hiện nay chưa có mức xử phạt vi phạm hành chính. Từ 15/4/2020, phạt tiền từ 50 – 75 triệu đồng nếu người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động (khoản 3 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

4. Lợi dụng dạy nghề để trục lợi

Căn cứ pháp lý: Khoản 4 Điều 8 Bộ luật Lao động 2012

Nội dung: Cấm lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

Mức xử phạt: Phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng (điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

5. Sử dụng người chưa qua đào tạo

Căn cứ pháp lý: Khoản 5 Điều 8 Bộ luật Lao động 2012

Nội dung: Cấm sử dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

6. Lừa gạt người lao động

Căn cứ pháp lý: Khoản 6 Điều 8 Bộ luật Lao động 2012

Nội dung: Cấm dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật

Căn cứ pháp lý: Khoản 7 Điều 8 Bộ luật Lao động 2012

Nội dung: Cấm sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Mức xử phạt: Phạt tiền từ 10 – 25 triệu đồng (Điều 19 Nghị định 95/2013/NĐ-CP). Từ 15/4/2020, phạt tiền từ 10 – 75 triệu đồng (Điều 28 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

8. Giữ bản chính các loại giấy tờ

Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2012

Nội dung: Người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

Mức xử phạt: Phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng (khoản 4 Điều 1 Nghị định 882015/NĐ-CP).

9. Yêu cầu người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2012

Nội dung: Người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Mức xử phạt: Phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng (khoản 4 Điều 1 Nghị định 882015/NĐ-CP).

10. Xử lý kỷ luật lao động trong một số trường hợp

Căn cứ pháp lý: Khoản 4 Điều 123 Bộ luật Lao động 2012

Nội dung: Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:

– Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

– Đang bị tạm giữ, tạm giam;

– Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận;

– Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

11. Xâm phạm thân thể khi xử lý kỷ luật

Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 128 Bộ luật Lao động 2012

Nội dung: Cấm xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

Mức xử phạt: Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng (khoản 3 Điều 15 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

12. Phạt tiền thay cho xử lý kỷ luật

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2012

Nội dung: Cấm dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

Mức xử phạt: Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng (khoản 3 Điều 15 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

13. Xử lý hành vi không quy định trong nội quy

Căn cứ pháp lý: Khoản 4 Điều 123 Bộ luật Lao động 2012

Nội dung: Cấm xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.

Mức xử phạt: Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng (khoản 3 Điều 15 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

14. Sử dụng lao động nữ làm thêm giờ

Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Lao động 2012

Nội dung: Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa khi mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Mức xử phạt: Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng (khoản 2 Điều 18 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

Ngoài những hành vi thường gặp nêu trên, Bộ luật Lao động 2012 còn quy định cấm hoặc yêu cầu doanh nghiệp không được thực hiện một số hành vi khác với những lao động đặc thù như người khuyết tật, người chưa thành niên, người cao tuổi…

Từ 2021, thêm 4 điều cấm mới với tất cả doanh nghiệp

So với hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 đã bổ sung thêm nhiều hành vi doanh nghiệp không được thực hiện như:

1. Tuyển người lao động với mục đích mua bán người

Căn cứ pháp lý: Khoản 6 Điều 8 Bộ luật Lao động 2019

Nội dung: Cấm lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

2. Buộc người lao động làm việc để trả nợ

Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 17 Bộ luật Lao động 2019

Nội dung: Cấm buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

3. Can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019

Nội dung: Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

4. Xâm phạm danh dự, uy tín của người lao động

Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 127 Bộ luật Lao động 2019

Nội dung: Cấm xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể mức xử phạt vi phạm hành chính cho những hành vi nêu trên.

Xem thêm:

Nguồn vốn doanh nghiệp gồm những thành phần nào?

Những điều mà doanh nghiệp cần phải nắm rõ về tổ chức bộ máy kế toán