Kế toán cho giám đốc old Nguồn vốn doanh nghiệp gồm những thành phần nào?

Nguồn vốn doanh nghiệp gồm những thành phần nào?

10507
Nguồn vốn doanh nghiệp gồm những thành phần nào?

Nguồn vốn doanh nghiệp là một trong những thành phần không thể thiếu. Nguồn vốn góp phần cung cấp nguồn lực phục vụ cho các hoạt động xây dựng, đầu tư và phát triển của doanh nghiệp. Mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin về nguồn vốn doan nghiệp trong bài viết này nhé.

Nguồn vốn doanh nghiệp gồm những thành phần nào?

Nguồn vốn doanh nghiệp là gì?

Nguồn vốn hay gọi theo một cách khác chính là quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp đối với các chủ đầu tư, với ngân hàng hoặc với các cổ đông. Doanh nghiệp khai thác nguồn vốn, cũng tức là khai thác được một số tiền nhất định. 

Số tiền đó sẽ được thực hiện cho việc đầu tư vào tài sản của đơn vị. Đồng thời xác nhận được nguồn gốc của tài sản đó từ đâu mà có. Cũng như xác định những trách nhiệm pháp lý đối với tài sản đó.

Nguồn vốn doanh nghiệp được chia làm hai loại chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu

 

Vốn chủ sở hữu là số vốn ban đầu mà doanh nghiệp tự mình bỏ ra để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoặc phần lợi nhuận mà công ty thu được từ việc sản xuất kinh doanh đó. Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn dài hạn.

Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn mà doanh nghiệp không cần phải cam kết thanh toán. Bởi vì đây là phần vốn góp chứ không phải là một khoản nợ ngân hàng hay nợ cho bán cổ phiếu, trái phiếu. Về cơ bản, vốn chủ sở hữu bao gồm:

  • Vốn đầu tư Nhà nước (nếu là công ty nhà nước)
  • Vốn góp của các cổ đông (nếu là công ty cổ phần)
  • Vốn góp của các bên liên doanh
  • Vốn góp của các thành viên hợp danh
  • Vốn góp của chủ doanh nghiệp tư nhân…

Trong vốn chủ sở hữu, có hai thuật ngữ mà chúng ta cần tìm hiểu. Chính là thặng dư vốn cổ phần và cổ phiếu quỹ.

Thặng dư vốn cổ phần

  • Là chênh lệch của vốn góp theo mệnh giá cổ phiếu và theo giá thực tế phát hành cổ phiếu. Đây là toàn bộ vốn đầu tư đến từ chủ sở hữu của doanh nghiệp. 
  • Chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể là nhà nước, tư nhân, một thành viên, nhiều thành viên…

Cổ phiếu quỹ

Một công ty cổ phần phát hành cổ phiếu của mình nhưng cuối cùng lại mua lại toàn bộ số cổ phần đó làm cổ phiếu ngân quỹ.

Quỹ

  • Quỹ đầu tư phát triển là phần tiền được trích từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Quỹ này phục vụ cho hoạt động đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng nhà máy…
  • Quỹ dự phòng tài chính cũng là quỹ được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên quỹ này dùng để bù đắp cho doanh nghiệp khi họ gặp các rủi ro về tài chính.

Nguồn vốn doanh nghiệp gồm những thành phần nào?

Nợ phải trả

Một doanh nghiệp để hoạt động được thì không thể thiếu các khoản vay từ các cá nhân hoặc tổ chức khác. Mua những hàng hóa, dịch vụ, nguyên liệu từ người bán khác nhưng doanh nghiệp lại chưa có khả năng chi trả ngay. Phần chưa thanh toán đó được quy vào phần nợ phải trả của doanh nghiệp.

Nợ phải trả lại bao gồm hai thành phần là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Trong đó:

Nợ ngắn hạn

Là khoản tiền mà doanh nghiệp nợ đơn vị khác mà buộc phải trả trong thời gian ngắn. Ở đây có thể là quý hoặc năm, hoặc một chu kỳ kinh doanh.

Nợ ngắn hạn bao gồm:

  • Các khoản vay ngắn hạn
  • Khoản nợ dài hạn nhưng sắp đến hạn phải trả
  • Các khoản phải trả người bán, người cung cấp
  • Tiền lương, các khoản phụ cấp cho nhân viên công ty
  • Chi phí phát sinh phải trả
  • Các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn
  • Các khoản phải trả ngắn hạn khác

Nợ dài hạn

Trái ngược hoàn toàn với nợ ngắn hạn, đây là các khoản nợ mà thời gian có thể lên đến trên 1 năm. Tức là thời gian trả nợ của bạn sẽ kéo dài thêm ra.

Nợ dài hạn bao gồm:

  • Khoản vay dài hạn cho đầu tư phát triển công ty
  • Phát hành trái phiếu
  • Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
  • Thuế thu nhập
  • Quỹ dự phòng trợ cấp thất nghiệp cho nhân viên.

Trên đây là tất cả những thông tin về nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu bạn mong muốn mở công ty thì đây là những kiến thức quan trọng.

Xem thêm

Báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm những thành phần nào?

Hợp nhất kinh doanh là gì? Các phương pháp kế toán hợp nhất kinh doanh

Các hình thức và nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng