Kế toán cho giám đốc old Doanh nghiệp cần làm gì để “sinh tồn” trong mùa dịch COVID-19?

Doanh nghiệp cần làm gì để “sinh tồn” trong mùa dịch COVID-19?

442
Suy thoái vì Covid-19, doanh nghiệp có được nợ lương nhân viên?

Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 có nguồn gốc từ tỉnh Vũ Hán (Trung Quốc) đã và đang lây lan rộng ra toàn cầu với hơn 400.000 người lây nhiễm. Dịch bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống như kinh tế, chính trị, xã hội… và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Vậy người đứng đầu các doanh nghiệp nên làm gì để chuẩn bị, ứng phó với những thiệt hại mà virus corona gây ra? Trong bài viết sau đây, Ketoan.vn sẽ chỉ ra những vấn đề doanh nghiệp nên quan tâm để bảo vệ nhân viên, khách hàng và hoạt động của công ty trong thời kỳ bệnh dịch.

dich covid 19 doanh nghiep ung pho nhu the nao

1. Nâng cao các biện pháp phòng tránh dịch Covid-19 tại nơi làm việc

Virus corona lây lan phần lớn qua đường hô hấp do hắt hơi, ho và chạm vào bề mặt, vật thể bị nhiễm virus sau đó chạm vào mũi hoặc miệng của người.

Đối với người lao động, các Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật được khuyến cáo:

  • Ở nhà nếu có các triệu chứng liên quan đến hô hấp như: sốt, ho, hắt hơi, khó thở…
  • Che chắn khi ho (dùng khuỷu tay hoặc bả vai) và hắt hơi bằng khăn giấy
  • Vệ sinh tay thường xuyên bằng nước rửa tay hoặc sử dụng cồn để khử trùng tay.

Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần đảm bảo nhân viên có đủ xà phòng và khăn giấy tại nơi làm việc. Các vị trí làm việc thường xuyên chạm vào như mặt bàn, tay nắm cửa cần được vệ sinh thường xuyên. Vệ sinh các khu vực sử dụng chung như nhà vệ sinh bằng các chất tẩy rửa tiêu chuẩn cũng làm giảm nguy cơ lây lan bệnh.

2. Cách ly nhân viên hoặc khách có triệu chứng khỏi nơi làm việc

Như ở phần trên, nhân viên nên ở nhà nếu có những triệu chứng bị nhiễm virus corona. Tuy nhiên, nhiều người chưa ý thức được việc này vẫn cố gắng đi làm. Ban Lãnh đạo doanh nghiệp không nên ngần ngại để nhân viên có triệu chứng nhiễm Covid-19 đi làm hoặc khách đến làm việc, nên cảnh giác để giảm thiểu rủi ro phơi nhiễm cộng đồng.

Các công ty có thể cân nhắc sử dụng máy đo thân nhiệt cầm tay để xem xét loại trừ nhân viên hoặc khách đến làm việc có triệu chứng sốt trên 38 độ C.

3. Tối đa hóa khả năng làm việc từ xa của nhân viên trong dịch Covid-19

Nếu công việc của công ty không có liên quan nhiều đến yêu cầu nhân viên phải hiện diện trực tiếp, ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể cân nhắc đến hình thức làm việc tại nhà. Các cuộc họp, cuộc gặp mặt có thể hạn chế bớt hoặc tổ chức dưới hình thức online để hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp, nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm.

4. Xây dựng hệ thống trao đổi thông tin sức khỏe cộng đồng với nhân viên

Các doanh nghiệp cần có khả năng tiếp cận tất cả các nhân viên, kể cả những người không có mặt ở nơi làm việc để kiểm soát dịch bệnh từ đó có những chính sách phù hợp. Ví dụ như việc hạn chế đi công tác ở nước ngoài hoặc những vùng có dịch bệnh.

Nhân viên trong doanh nghiệp cũng cần đặc biệt cẩn thận, nếu cảm thấy sức khỏe không đảm bảo thì nên báo cáo ngay, để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm.

5. Đào tạo người giám sát

Trong tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp và nghiêm trọng, nếu có điều kiện, công ty nên có người giám sát riêng. Người giám sát sẽ chịu trách nhiệm về việc truy cập các thông tin phù hợp như kiểm soát tình hình dịch bệnh hoặc chính sách của doanh nghiệp. Người giám sát cần phải được đào tạo để biết liên hệ với ai trong công ty khi phát hiện trường hợp phơi nhiễm.

Người chịu trách nhiệm giám sát cần phải kịp thời thông báo cho cơ quan y tế địa phương nếu phát hiện có trường hợp lây nhiễm. Việc lập kế hoạch ứng phó với các trường hợp khẩn cấp sẽ giúp doanh nghiệp đáng kể trong việc bảo vệ nhân viên và khách hàng.

Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích giúp doanh nghiệp có thể phòng tránh dịch Covid-19, đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh một cách bình thường

Xem thêm bài viết tại:

Lãi suất huy động có thể giảm mạnh trong thời dịch bệnh Covid-19

Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19

Suy thoái vì Covid-19, doanh nghiệp có được nợ lương nhân viên?