Nổi bật 1 Vai trò của kế toán thuế đối với doanh nghiệp

Vai trò của kế toán thuế đối với doanh nghiệp

987

Hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện nay của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở lợi ích cùa doanh nghiệp mà còn là vì lợi ích của cộng đồng. Kế toán thuế đảm nhận chức năng cung cấp thông tin nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với nhà nước. Như vậy, vai trò của kế toán thuế không chỉ đóng góp vào sự thành công của doanh nghiệp mà còn đóng góp vào việc bảo vệ lợi ích xã hội qua việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. 

Vai trò của kế toán thuế đối với doanh nghiệp

1. Vai trò của kế toán thuế trong việc đảm bảo tuân thủ các quy định về thuế

Các chính sách về thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có sự thay đổi linh hoạt theo định hướng xã hội. Khi nền kinh tế, khoa học, xã hội phát triể, những chính sách thuế sẽ trở nên lạc hậu và là gánh nặng kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp và nền kinh tế. Các chính sách tăng giảm thuế suất, xóa bỏ đánh thuế, ban hành chính sách thuế mới được thay đổi và cập nhật liên tục và ngày càng trở nên phức tạp.

Chính vì thế, kế toán thuế đảm bảo rằng doanh nghiệp đã thực hiện đúng những quy định pháp luật hiện hành. Do đó, những công việc như khai báo nghĩa vụ thuế, cung cấp chứng từ có liên quan, theo dõi và cập nhật các chính sách thuế tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được coi là hoạt động chủ đạo trong công tác kế toán thuế.

2. Vai trò của kế toán thuế trong việc kiểm soát và lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

Sự đa dạng của các sắc thuế về cả thuế suất và đối tượng chịu thuế khiến cho việc tính toán xác định kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn. Chính vì thế, các phương pháo theo dõi kế toán nghĩa vụ thuế có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận. Ngược lại, cũng có thể làm doanh nghiệp thất thoát, thiệt hại trong kinh doanh. Hầu hết, các quyết định kinh doanh có thể được gắn trực tiếp hay gián tiếp đối với nghĩa vụ thuế. Vì thế, công tác kế toán thuế sẽ giúp cho việc kiểm soát hoạt động kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp.

3. Kế toán thuế và nghề kế toán

Theo đánh giá của nhà tuyển dụng nhân viên kế toán, có ba yêu cầu quan trọng trong hành nghề kế toán nói chung và nghề kế toán thuế nói riêng”

3.1. Kiến thức nền tảng về kế toán

Các nhà tuyển dụng thường ưu tiên những sinh viên chuyên ngành kế toán so với những sinh viên không thuộc chuyên ngành kế toán. Lý do là do sinh viên chuyên ngành kế toán có thời lượng học tập kiến thức kế toán ở các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề nhiều hơn. Ngoài ra, việc học tập, nghiên cứu ở trường học sẽ giúp sinh viên nắm được nhiều kiến thức tổng quan về doanh nghiệp như: quản trị nhân sự, sản xuất…

3.2. Kỹ năng thực hành nghề kế toán

Vì tính ứng dụng phổ biến tại doanh nghiệp, người học cần phải trả qua giai đoạn thực hành kế toán. Muốn được trang bị kỹ năng hành nghề, người lao động phải được trải nghiệm các công việc kế toán và được đánh giá tiêu chuẩn công việc có thể đảm nhận được.

3.3. Đạo đức của người hành nghề kế toán

Công việc kế toán vừa đòi hỏi tính bảo mật thông tin, vừa đòi hỏi sự độc lập, nghiêm túc, trung thực trong công việc. Chính vì thế, rèn luyện đạo đức của người hành nghề kế toán là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kết hợp của chính bản thân người học. Sự chi phối bởi các ham muốn cá nhân, quan hệ xã hội… có thể khiến công việc kế toán bị sai lệch và làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và lợi ích của nhà nước.

Xem thêm các bài viết khác tại

Những sai sót trong công việc Kế toán thuế cần tránh xa

Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ kế toán thuế?

Dịch vụ kế toán thuế và những công việc mà dịch vụ này phải làm là gì?