Kinh nghiệm Luật lao động mới nhất 2020: Những thay đổi từ ngày 15/04/2020

Luật lao động mới nhất 2020: Những thay đổi từ ngày 15/04/2020

385

Luật lao động mới nhất 202 trong Nghị định 28/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 01/03/2020. Trong này đã có nhiều vấn đề được thay đổi và nó có sự liên quan trực tiếp đến người lao động.

Luật lao động mới nhất 2020: Những thay đổi từ ngày 15/04/2020

Công việc từ 3 tháng trở lên cần phải ký hợp đồng

Khi người sử dụng lao động ký kết hợp đồng với người lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên. Trong trường hợp này bắt buộc phải thực hiện ký kết hợp đồng. Trong trường hợp không thực hiện việc ký kết hợp đồng, sẽ bị xử phạt hành chính. Ở trong khoản 1 Điều 8 Nghị định 28 năm 2020 đã ghi rõ về mức xử phạt.

  • Nếu vi phạm từ 1 đến 10 lao động, bị xử phạt hành chính từ 02 đến 05 triệu đồng

–  Nếu vi phạm từ 11 đến 50 lao động, bị xử phạt hành chính từ 05 đến 10 triệu đồng

–  Nếu vi phạm từ 51 đến 100 lao động, bị xử phạt hành chính từ 10 đến 15 triệu đồng

  • Nếu vi phạm từ 101 đến 300 lao động, bị xử phạt hành chính từ 25 đến 20 triệu đồng
  • Nếu vi phạm từ 301 lao động trở lên, bị xử phạt hành chính từ 20 đến 25 triệu đồng

Trước khi hết hạn, người sử dụng lao động không cần phải thông báo

Trong khoản 1 Điều 7 Nghị định 95/2013/NĐ-CP đã quy định, người sử dụng lao động cần phải thông báo lại cho người lao động trước 15 ngày, khi hợp đồng hết hạn. Trong trường hợp không thông báo, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.

Nhưng trong Nghị định mới, quy định này đã bị xóa bỏ. Người sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải thông báo đến cho người lao động về thời hạn làm việc. Mà người lao động cần phải tự chú ý đến thời hạn làm việc ở trong hợp đồng cùa mình.

Nếu ngược đãi, cưỡng bức NLĐ, người sử dụng lao động sẽ bị phạt

Luật lao động mới nhất 2020: Những thay đổi từ ngày 15/04/2020

Trong Luật lao động mới nhất 2020, có đề cập đến vấn đề người sử dụng lao động có những hành vi cưỡng bức và ngược đãi người lao động. Trong trường hợp mà người lao động thực hiện những hành vi cưỡng bức, ngược đãi người lao động, hậu quả có thể truy cứu hình sự. Người lao động sẽ bị phạt hành chính từ 50 triệu cho đến 70 triệu đồng.

Luật lao động mới nhất 2020, lương không thấp hơn lương tối thiểu vùng

Trong Nghị định mới nhất hiện nay, lương của người lao động được quy định không được thấp hơn so với lương tối thiểu vùng. Mức lương tối thiểu vùng tính đến thời điểm hiện nay như sau:

  • Vùng I: Lương tối thiểu 4.420.000 đồng/tháng
  • Vùng II: Lương tối thiểu 3.920.000 đồng/tháng;
  • Vùng III: Lương tối thiểu 3.430.000 đồng/tháng
  • Vùng IV: Lương tối thiểu 3.070.000 đồng/tháng

Khi mà người sử dụng lao động trả tiề thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, người đó sẽ bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt sẽ được quy định tùy theo số lượng người vi phạm. Cụ thể như sau:

– Nếu vi phạm từ 01 đến 10 lao động. Xử phạt từ 20 đến 30 triệu đồng

– Nếu vi phạm từ 11 đến 50 lao động. Xử phạt từ 30 đến 50 triệu đồng

– Nếu vi phạm từ 51 lao động trở lên. Xử phạt từ 50 đến 75 triệu đồng

Điều này đã được quy định rõ ràng ở trong khoản 3 Điều 16.

Đối với hành vi vi phạm kỷ luật, không được áp dụng nhiều hình thức kỷ luật

Có thể thấy rằng, ở trong Bộ luật lao động 2012 cũng có đề cập đến vấn đề sử dụng hình thức kỷ luật người lao động. Tuy nhiên, những hình thức này chưa được áp dụng triệt để. Hơn nữa, khi người sử dụng lao động vi phạm, vẫn chưa có chế tài xử phạt.

Như vậy, ở trong Nghị định 2020, đã quy định rõ ràng hơn về vấn đề này. Khi người lao động vi phạm kỷ luật, người sử dụng lao động sẽ không được phép áp dụng quá nhiều hình thức xử phạt đối với người lao động.

Trong trường hợp mà người lao động vi phạm điều này, sẽ bị xử phạt hành chính từ 10 triệu cho đến 15 triệu đồng.

Doanh nghiệp cần phải công khai thông tin về Bảo hiểm

Trong Nghị định mới năm 2020, Chính phủ đã yêu cầu các doanh nghiệp cần phải công khai thông tin về các loại Bảo hiểm cho người lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm, sẽ bị xử phạt hành chính từ 500 đến 1 triệu đồng.

Như vậy, khi công khai thông tin, người lao động có thể dễ dàng nắm được thông tin về lệ phí lao động của mình.

Xem thêm:

Những dấu hiệu “nhận dạng” gian lận Báo cáo tài chính

Hướng dẫn làm thủ tục hủy hóa đơn cho kế toán viên

Cách tra cứu mã số Thuế cá nhân chính xác nhất, bạn đã biết chưa?