Nghiệp Vụ old Chứng từ kế toán của ngân hàng TMCP có những loại nào?

Chứng từ kế toán của ngân hàng TMCP có những loại nào?

461

Trong ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) chắc chắn cũng có rất nhiều các loại chứng từ kế toán khác nhau. Khi có quá nhiều các loại chứng từ, ngân hàng cần phải tìm cách để phân loại, tránh sự nhầm lẫn giữa các chứng từ trong quá trình làm việc.

Tìm hiểu về chứng từ kế toán của ngân hàng TMCP

Cách phân loại các chứng từ kế toán trong ngân hàng TMCP

Trong các ngân hàng TMCP, thường sẽ phân loại chứng từ theo cách sau.

Phân loại chứng từ theo chế độ kế toán

  • Đối với hệ thống chứng từ kế toán ở trong ngân hàng bắt buộc. Đây được xem như hệ thống chứng từ do chính Thống đốc ngân hàng tự tay ban hành. Lưu ý, khi các đơn vị khác sử dụng chứng từ, đảm bảo không được thêm bớt bất cứ thông tin nào ở trên chứng từ gốc.
  • Đối với hệ thống chứng từ hướng dẫn. Chứng từ này sẽ được mỗi ngân hàng TMCP tự thiết lập riêng. Thiết lập dựa trên đặc điểm của từng ngân hàng để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Và lưu ý, chứng từ này cần phải được Thống đốc ngân hàng cho phép mới được đưa vào sử dụng.

Phân loại chứng từ dựa trên địa điểm lập chứng từ

Khi áp dụng phương pháp phân loại này, sẽ có hai loại chứng từ như sau:

  • Chừng từ được lập trong nội bộ: Loại chứng từ này sẽ do tự tay ngân hàng lập nên hoặc do khách hàng của ngân hàng lập khi có phát sinh giao dịch.
  • Chứng từ được lập bên ngoài: Chứng từ này không được lập ở trong ngân hàng mà nó sẽ được ngân hàng đưa từ ngoài vào để phục vụ cho những vấn đề phát sinh.

Phân loại chứng từ kế toán dựa trên mức độ tổng hợp

Dựa trên phương pháp này, sẽ có hai loại chứng từ như sau:

  • Chứng từ đơn nhất: Chứng từ này chỉ có thể phản ánh được duy nhất một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
  • Chứng từ tổng hợp: Chứng từ này có thể sử dụng để phản ánh cùng lúc nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh khác nhau.

Phân loại chứng từ dựa trên mục đích sử dụng

Khi áp dụng phương pháp phân loại này, sẽ có hai loại chứng từ như sau:

  • Chứng từ tiền mặt: Loại chứng từ có mối liên hệ trực tiếp đến vấn đề thu chi tiền mặt
  • Chứng từ chuyển khoản: Loại chứng từ được lập trong quá trình khách hàng chuyển tiền đến một ngân hàng khác.

Phân loại dựa trên thứ tự ghi chép sổ sách

Tìm hiểu về chứng từ kế toán của ngân hàng TMCP

Khi áp dụng phương pháp phân loại chứng từ này, sẽ có 3 loại như sau:

  • Chứng từ gốc: Loại chứng từ được ghi chép đầu tiên, ngay khi có nghiệp vụ kinh tế được phát sinh
  • Chứng từ ghi sổ: Loại chứng từ được lập ra để sử dụng lấy thông tin ghi vào trong sổ kế toán
  • Chứng từ liên hợp: Loại chứng từ mà nhân viên có thể áp dụng nó cho cả hai kỹ năng.

Cách kiểm soát chứng từ trong ngân hàng TMCP

Chứng từ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế mà nó cần phải được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình sử dụng. Khi kiểm soát được tốt cho chứng từ kế toán. Chắc chắn bạn sẽ giảm được tối đa sai sót trong quá trình làm việc.

Tiến hành kiểm soát chứng từ dựa trên các khâu như sau:
– Kiểm soát chứng từ trước:Khi ngân hàng đã thực hiện giao dịch xong với khách hàng. Kế toán viên cần phải kiểm tra thật kỹ chứng từ mới nhận được từ khách hàng.

  • Kiểm soát chứng từ sau: Khi mà kế toán viên nhận được chứng từ từ các phòng ban, các phòng giao dịch. Nhiệm vụ của kế toán cần phải kiểm tra chặt chẽ những chứng từ này trước khi ghi chép nội dung vào trong sổ.

Lưu trữ vào bảo quản chứng từ kế toán

Khâu bảo quản và lưu trữ chứng từ luôn phải được đảm bảo. Kế toán viên phải đảm bảo được những nguyên tắc bảo quản và lưu trữ chứng từ như sau:

  • Dễ dàng trong việc tra cứu: Sắp xếp và bảo quản chứng từ sao cho việc tìm kiếm và tra cứu chứng từ trở nên dễ dàng hơn.
  • Không được làm thất lạc chứng từ: Bảo quản chứng từ đảm bảo chứng từ không được mất, thất lạc.
  • Đảm bảo lưu trữ chứng từ đúng với thời gian lưu trữ nhà nước quy định.

Xem thêm: 

Hướng dẫn làm thủ tục hủy hóa đơn cho kế toán viên

Những nguyên tắc và phương pháp “bí truyền” cho kế toán hàng tồn kho

Cách tra cứu mã số Thuế cá nhân chính xác nhất, bạn đã biết chưa?